Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Xuân Diệu (Có đáp án)

I. Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội 
đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng 
mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa 
phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy 
không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre 
bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân 
núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa 
từ từ bay lên trời.
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào

A. Em bé thông minh

B. Sơn Tinh Thủy Tinh
C. Thạch Sanh
D. Thánh Gióng
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì

A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận

pdf 10 trang Bảo Hà 06/04/2023 1220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Xuân Diệu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_nam.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Xuân Diệu (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS XUÂN DIỆU ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 6 KNTT NĂM HỌC: 2022 – 2023 (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm (2.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng. Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt , áo giáp sắt đến . Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng , chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào A. Em bé thông minh B. Sơn Tinh Thủy Tinh C. Thạch Sanh D. Thánh Gióng Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: Cụm từ nào trong câu sau là cụm danh từ: Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc Trang | 1
  2. A. Tráng sĩ bèn nhổ B. Những cụm tre cạnh đường C. quật vào giặc D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì? “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”. A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân. B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi công danh, phú quý. C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở. D. Cả A B C II. Tự luận (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm): Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 (tập 1). Câu 2: (2.0 điểm): Hãy giải thích nghĩa các từ “xuân” trong câu sau và cho biết từ nào dung theo nghĩa gốc từ nào dùng theo nghĩa chuyển. Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân Hồ Chí Minh Câu 3: (3.0 điểm): Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn kể về mẹ của em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm 1. D 2. A 3. B 4. D
  3. II. Tự luận Câu 1: - Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hay về chính con người để bói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. - Truyện ngụ ngôn: + Ếch ngồi đáy giếng. + Thầy bói xem voi. + Đeo nhạc cho mèo. + Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Câu 2: - Từ xuân trong câu 1 dùng theo nghĩa gốc: chỉ một mùa trong năm, thời tiết ấm lên, được coi là thời điểm mở đầu một năm. - Từ xuân trong câu 2 dùng theo nghĩa chuyển: chỉ sự tươi đẹp, giàu có của đất nước. Câu 3: a. Mở bài: Giới thiệu chung về mẹ của em. b. Thân bài: - Giới thiệu về hình dáng, tuổi tác, tính tình, công việc. - Kể về sở thích của mẹ. - Kể về sự quan tâm, chăm sóc của mẹ với cả nhà. - Kể về tình yêu thương đặc biệt mẹ dành cho em (kỉ niệm giữa em và mẹ). c. Kết bài: Cảm nghĩ về mẹ. 2. ĐỀ SỐ 2 I. Đọc – hiểu (5.0 điểm) Câu 1: Cho đoạn văn “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung”. a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
  4. b. Xác định một cụm danh từ trong đoạn văn trên. c. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lý Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào của Thạch Sanh đồng thời gửi gắm mơ ước gì của nhân dân ta. Câu 2: “Ếch ngồi đáy giếng” là một trong những truyện ngụ ngôn tiêu biểu có ý nghĩa giáo huấn tự nhiên mà sâu sắc. a. Thế nào là truyện ngụ ngôn. Kể tên hai truyện ngu ngôn em đã học. b. Cho câu chủ đề: “Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học có giá trị trong cuộc sống”. Dựa vào hiểu biết của em về câu chuyện trên, em hãy viết tiếp 7-8 câu văn làm sáng tỏ câu chủ đề (trong đoạn văn có sử dụng 1 chỉ từ). II. Tự luận (5.0 điểm) Đề 1: Kể về một tình bạn đẹp của em Đề 2: Có một lần em mắc lỗi và bị biến thành con vật lang thang trong ba ngày. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Đọc – hiểu Câu 1: a. Tác phẩm: Thạch Sanh. Phương thức biểu đạt: Tự sự. b. Cụm danh từ: hai mẹ con Lý Thông. c. Phẩm chất: nhân hậu, hiền lành. Mơ ước: Những kẻ độc ác, chuyên đi hại người khác sẽ nhận quả báo. Niềm tin và mơ ước về công lý và công bằng trong xã hội. Câu 2: a. - Khái niệm: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn vần hoặc văn xuôi, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hay về chính con người để bói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
  5. - Hai truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi. b. - Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học có giá trị trong cuộc sống. - Truyện phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. - Khuyên chúng ta: + Học tập không ngừng để mở rộng tầm hiểu biết. + Không được chủ quan, kiêu ngạo. + Phải luôn biết khiêm tốn, học hỏi không ngừng. II. Tự luận Đề 1: a. Mở bài: giới thiệu về người bạn thân của em. b. Thân bài: kể về một người bạn thân của em. - Kể về ngoại hình của bạn. - Kể về tính cách của bạn. - Kể về hành động của bạn. - Kỉ niệm đẹp đẽ, sâu sắc giữa hai người. c. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về người bạn thân của em. Đề 2: a. Mở bài: Nguyên nhân khiến em phải biến thành con vật. b. Thân bài: Bài văn cần đảm bảo được các ý sau: - Em mắc lỗi lầm gì và bị biến thành con vật nào? - Câu chuyện của em trong ba ngày đó: + Em sống ở đâu, như thế nào? + Quan hệ với các con vật khác ra sao? + Cảm xúc của em về cuộc sống đó? c. Kết bài: Cảm nghĩ của em sau khi trở lại làm người. 3. ĐỀ SỐ 3
  6. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Thí sinh chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Văn bản Sự tích Hồ Gươm có nội dung liên quan đến sự kiện lịch sử nào ở nước ta? A. Chống giặc Ân B. Chống giặc Mông-Nguyên C. Chống giặc Minh D. Chống giặc Thanh Câu 2: Trong các văn bản sau, văn bản nào có nội dung đề cao ân nghĩa trong đạo làm người? A. Thánh Gióng B. Mẹ hiền dạy con C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng D. Con hổ có nghĩa Câu 3: Văn bản nào sau đây không thuộc thể loại truyện ngụ ngôn? A. Thầy bói xem voi B. Ếch ngồi đáy giếng C. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng D. Ông lão đánh cá và con cá vàng Câu 4: Nhân vật Mã Lương trong truyện Cây bút thần thuộc kiểu nhân vật nào sau đây? A. Nhân vật thông minh B. Nhân vật dũng sĩ C. Nhân vật bất hạnh D. Nhân vật có tài năng kỳ lạ Câu 5: Câu ca dao sau đây dùng phương thức biểu đạt nào? Trúc xinh trúc mọc đầu đình Em xinh em đứng một mình cũng xinh. A. Tự sự B. Miêu tả
  7. C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 6: Trường hợp nào dưới đây có từ tay được dùng theo nghĩa chuyển? A. Chị ấy có tay chăn nuôi B. Mai có đôi bàn tay rất đẹp C. Nó vừa trao tay tôi chiếc khăn D. Làm việc nhiều hai tay rất mỏi Câu 7: Tập hợp các từ nào sau đây có thể đứng trước danh từ trung tâm trong cụm danh từ? A. này, nọ, lắm B. cả, toàn thể, mấy C. kia, đó, những D. các, quá, nọ Câu 8: Từ loại nào khi làm vị ngữ cần có từ là đứng trước? A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Chỉ từ Câu 9: Từ nào dưới đây là từ mượn gốc Hán? A. Xà phòng B. Cà phê C. Đồng chí D. Ni lông Câu 10: Động từ nào sau đây cần có động từ khác đi kèm? A. đọc B. dám C. ghét D. đứng
  8. Câu 11: Dòng nào dưới đây chứa những từ bổ sung cho động từ về quan hệ thời gian trong cụm động từ? A. đừng, đang, vẫn B. chớ, cũng, sẽ C. đã, sẽ, đang D. hãy, đừng, chớ Câu 12: Thế nào là chủ đề trong văn bản? A. Là nội dung mà văn bản biểu thị B. Là vấn đề chủ yếu được đặt ra trong văn bản C. Là đề tài mà văn bản thể hiện D. Là nhân vật và sự việc được nói tới trong văn bản II. PHẦN TỰ LUẬN: (7.0 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) Học sinh đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a, b, c, d. TREO BIỂN Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng: “Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI” Biển vừa treo lên, có người qua đường xem, cười bảo: - Nhà này xưa quen bán cá ươn hay sao mà bây giờ phải đề biển là cá “tươi”? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay chữ “tươi” đi. Hôm sau, có người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo: - Người ta chẳng nhẽ ra hàng hoa mua cá hay sao mà phải đề là “ở đây”? Nhà hàng nghe nói, bỏ ngay hai chữ “ở đây” đi. Cách vài hôm, lại có một người khách đến mua cá, cũng nhìn lên biển, cười bảo: - Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe bay sao mà phải đề là “có bán”? Nhà hàng nghe nói lại bỏ ngay hai chữ “có bán” đi. Thành ra biển chỉ còn có mỗi một chữ “cá”. Anh ta nghĩ trong bụng chắc từ bây giờ không còn ai bắt bẻ gì nữa. Vài hôm sau, người láng giềng sang chơi, nhìn cái biển, nói: - Chưa đi đến đầu phố đã ngửi mùi tanh, đến gần nhà thấy đầy những cá, ai chẳng biết là bán cá, còn đề biển làm gì nữa?
  9. Thế là nhà hàng cất nốt cái biển! a. Treo biển là một truyện cười. Em hãy nêu khái niệm truyện cười. b. Giải thích nghĩa từ bắt bẻ trong văn bản. c. Gạch chân các cụm danh từ trong phần trích sau: Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng: d. Viết một câu hoàn chỉnh nêu nhận xét của em về nhân vật ông chủ nhà hàng trong truyện. Câu 2: (4.0 điểm) Hãy viết bài văn tự sự kể tóm tắt một truyện cổ tích mà em biết. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1. C 2. D 3. D 4. D 5. C 6. A 7. B 8. A 9. C 10. B II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1: a. Khái niệm truyện cười: loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. b. Bắt bẻ: vặn hỏi, gây khó khăn cho người bị hỏi. c. Gạch chân các cụm danh từ: Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng.
  10. d. Ông chủ nhà hàng là người thiếu chủ kiến khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác. Câu 2: a. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. b. Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện: - Câu chuyện mở đầu như thế nào? - Các sự việc phát triển ra sao? - Kể kết thúc câu chuyện c. Kết bài: Ý nghĩa của câu chuyện.