Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 2 (Có lời giải chi tiết)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau: 
Câu 1. Tuổi thơ của Nguyên Hồng trồi qua như thế nào? 
A. Sung sướng và đủ đầy 
B. Tràn ngập tình yêu thương 
C. Bất hạnh 
D. Tất cả đáp án trên 
Câu 2. Những dòng thơ dưới đây nói lên đức tính gì của người mẹ? 
Mai sau bể cạn non mòn 
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru 
Bàn tay mang phép nhiệm màu 
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi 
A. Chịu thương, chịu khó 
B. Giàu đức hi sinh 
C. Sự dịu dàng 
D. Tất cả đáp án trên 
Câu 3. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì? 
A. Tiếng Hán 
B. Tiếng Pháp 
C. Tiếng Anh

D. Tiếng Nga 

pdf 12 trang Bảo Hà 13/06/2023 800
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 2 (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_de_2_co_loi_gia.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 2 (Có lời giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 2 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Tuổi thơ của Nguyên Hồng trồi qua như thế nào? A. Sung sướng và đủ đầy B. Tràn ngập tình yêu thương C. Bất hạnh D. Tất cả đáp án trên Câu 2. Những dòng thơ dưới đây nói lên đức tính gì của người mẹ? Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru Bàn tay mang phép nhiệm màu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi A. Chịu thương, chịu khó B. Giàu đức hi sinh C. Sự dịu dàng D. Tất cả đáp án trên Câu 3. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì? A. Tiếng Hán B. Tiếng Pháp C. Tiếng Anh 1
  2. D. Tiếng Nga Câu 4. Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết? A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử Câu 5. Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm ”? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác Câu 6. Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào? A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩn dụ cách thức C. Ẩn dụ phẩm chất D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Câu 7. Nhan đề Trong lòng mẹ nói lên ý nghĩa gì? A. Hồng được ngồi trong lòng mẹ B. Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ C. Khao khát được sống trong tình yêu thương D. Tất cả đáp án trên Câu 8. Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là gì? A. Đều có phát âm giống nhau 2
  3. B. Đều là các từ có nghĩa C. Đều có số tiếng không giới hạn D. Đều dùng để chỉ người Câu 9. Đơn vị cấu tạo từ là gì? A. Tiếng B. Từ C. Chữ cái D. Nguyên âm Câu 10. Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học A. Không có tác dụng gì cả B. Khiến câu nói dễ hiểu C. Làm cho câu nói thú vị hơn D. Cả 3 đáp án trên đều sai Câu 11. “Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào? A. Hận chiến trường B. Máu và hoa C. Những ngày thơ ấu D. Ngậm ngải tìm trầm Câu 12. Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta? A. Tương thân tương ái B. Yêu nước C. Đoàn kết 3
  4. D. Tất cả đáp án trên Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây: a. Gióng lớn nhanh như thổi "cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh Nhị) b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được (Tô Hoài) c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài) d. Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru (Bình Nguyên) Câu 2. Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát:“Àơi tay mẹ”, “Về thăm mẹ” hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học. 4
  5. ĐÁP ÁN: Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Tuổi thơ của Nguyên Hồng trồi qua như thế nào? A. Sung sướng và đủ đầy B. Tràn ngập tình yêu thương C. Bất hạnh D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Nhớ lại thông tin tiểu sử tác giả Nguyên Hồng Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 2 (0.25 điểm): Những dòng thơ dưới đây nói lên đức tính gì của người mẹ? Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru Bàn tay mang phép nhiệm màu Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi A. Chịu thương, chịu khó B. Giàu đức hi sinh C. Sự dịu dàng D. Tất cả đáp án trên 5
  6. Phương pháp giải: Đọc kĩ và xác định nội dung đoạn thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 3 (0.25 điểm): Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì? A. Tiếng Hán B. Tiếng Pháp C. Tiếng Anh D. Tiếng Nga Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về từ mượn Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 4 (0.25 điểm): Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết? A. Câu chuyện được kể, lưu truyền từ đời này qua đời khác B. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xa xưa C. Đó là câu chuyện liên quan tới nhân vật lịch sử D. Câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại truyền thuyết 6
  7. Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 5 (0.25 điểm): Cách hiểu nào đúng với tâm trạng Hồng được miêu tả trong câu văn: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm ”? (Trong lòng mẹ, Nguyên Hồng) A. Hồng thương mẹ và giận mẹ sinh nở giấu giếm B. Hồng thương mẹ nhưng cũng giận mẹ C. Hồng giận mẹ đã xa lìa anh em mình D. Hồng thương mẹ và muốn mẹ dũng cảm trước những thành kiến tàn ác Phương pháp giải: Đọc kĩ và dựa vào ngữ cảnh câu văn Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 6 (0.25 điểm): Câu thơ: “Một tiếng chim kêu sáng cả rừng” thuộc kiểu ẩn dụ nào? A. Ẩn dụ hình thức B. Ẩn dụ cách thức C. Ẩn dụ phẩm chất D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về ẩn dụ Lời giải chi tiết: 7
  8. => Đáp án: D Câu 7 (0.25 điểm): Nhan đề Trong lòng mẹ nói lên ý nghĩa gì? A. Hồng được ngồi trong lòng mẹ B. Hồng được sống trong tình yêu thương của mẹ C. Khao khát được sống trong tình yêu thương D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Chú ý nhan đề, đọc kĩ nội dung Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 8 (0.25 điểm): Sự giống nhau của từ đơn và từ phức là gì? A. Đều có phát âm giống nhau B. Đều là các từ có nghĩa C. Đều có số tiếng không giới hạn D. Đều dùng để chỉ người Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ đơn và từ phức Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 9 (0.25 điểm): 8
  9. Đơn vị cấu tạo từ là gì? A. Tiếng B. Từ C. Chữ cái D. Nguyên âm Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về cấu tạo từ Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 10 (0.25 điểm): Những từ đồng âm trong các câu sau có tác dụng gì? 1. Con ngựa đá con ngựa đá 2. Con kiến bò đĩa thịt bò 3. Học sinh học sinh học A. Không có tác dụng gì cả B. Khiến câu nói dễ hiểu C. Làm cho câu nói thú vị hơn D. Cả 3 đáp án trên đều sai Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ đồng âm Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 11 (0.25 điểm): 9
  10. “Trong lòng mẹ” xuất xứ từ tập truyện nào? A. Hận chiến trường B. Máu và hoa C. Những ngày thơ ấu D. Ngậm ngải tìm trầm Phương pháp giải: Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 12 (0.25 điểm): Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta? A. Tương thân tương ái B. Yêu nước C. Đoàn kết D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Từ nội dung rút ra phẩm chất của nhân dân ta Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Phần II. Câu 1 (2 điểm): 10
  11. Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây: a. Gióng lớn nhanh như thổi "cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ". (Bùi Mạnh ịNh ) b. Chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được (Tô Hoài) c. Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con họa mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài) d. Mai sau bể cạn non mòn À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru (Bình Nguyên) Phương pháp giải: Em đọc các câu, chú ý từ ngữ in đậm và trả lời nghĩa củachúng. Lời giải chi tiết: a. Lớn nhanh như thổi: nghĩa người hoặc sự việc lớn rất nhanh b. Hôi như cú: chỉ ơc thể có mùi hôi khó chịu c. Cá chậu chim lồng: chỉ tình cảnh bị giam giữ, tù túng, mất tựdo. d. Bể cạn non mòn: chỉ nói về sự thay đổi của thiên nhiên, của trời đất Câu 2 (5 điểm): Em hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát: "Àơitay mẹ", "Về thăm mẹ" hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học. Phương pháp giải: Em chọn bài ca dao lục bát tùy thích và làm đoạn văn tuần tự theo cácbước: a. Chuẩn bị 11
  12. b. Tìm ý và lập dàn ý c. Viết d. Kiểm tra và chỉnh sửa Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Mỗi người con của đất Việt yêu thương hầu như ai lớn lên cũng may mắn được đắm chìm trong lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà từ thuở nằm nôi. Bài ca dao về “Công cha nghĩa mẹ” dường như ai cũng nhớ, cũng ghi sâu: “Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn; ởđây công cha lại được ví với “núi ngất trời”, núi hùng vĩ, núi cao chót vót, cao đến mấytầngmây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”- nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ đươc so sánh với “nước ở ngoài biển Đông”. Nghệ thuật so sánhvàđối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩamẹcông cha với lại tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát cùng thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ. Thấm thía và rung động biếtbao. “Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông” Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi!” là lờinhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết “ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩamẹ: “Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộngmênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ”để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo. Bài ca dao là lời nhắc nhở sâu sắc về đạo làm con của mỗi người đối với đấngsinh thành của mình. 12