Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 4 (Có lời giải chi tiết)

Câu 1. Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Văn Công Hùng?

A. Bến đợi

B. Hát rong

C. Ngựa trắng bay về

D. Hoa đá trước heo may

Câu 2. Thuyết minh thuật lại một sự việc được hiểu là:

A. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các món ăn độc đáo

B. Giới thiệu, cung cấp tri thức về lễ hội

C. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội

D. Giới thiệu, cung cấp tri thức về đồ dùng trong gia đình

Câu 3. Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ 
mấy của câu bát tiếp theo?

A. Tiếng thứ 5

B. Tiếng thứ 6

C. Tiếng thứ 7

D. Tiếng thứ 8 

pdf 13 trang Bảo Hà 13/06/2023 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 4 (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_de_4_co_loi_gia.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 4 (Có lời giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 4 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Văn Công Hùng? A. Bến đợi B. Hát rong C. Ngựa trắng bay về D. Hoa đá trước heo may Câu 2. Thuyết minh thuật lại một sự việc được hiểu là: A. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các món ăn độc đáo B. Giới thiệu, cung cấp tri thức về lễ hội C. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội D. Giới thiệu, cung cấp tri thức về đồ dùng trong gia đình Câu 3. Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ mấy của câu bát tiếp theo? A. Tiếng thứ 5 B. Tiếng thứ 6 C. Tiếng thứ 7 D. Tiếng thứ 8 1
  2. Câu 4. Bài thơ Về thăm mẹ thể hiện tình cảm của ai đối với ai? A. Con đối với mẹ B. Mẹ đối với con C. Người lính với người mẹ anh hùng D. Cháu đối với bà Câu 5. Người con trong bài thơ Về thăm mẹ trong hoàn cảnh nào? A. Không nhớ đường về nhà B. Mẹ vắng nhà C. Mẹ đang nấu cơm D. Mẹ đã không còn Câu 6. Tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của tác giả nào? A. Văn Công Hùng B. Lâm Thị Mỹ Dạ C. Bình Nguyên D. Đinh Nam Khương Câu 7. Tác phẩm Phía sau những hạt cát của Đinh Nam Khương thuộc thể loại nào? A. Thơ B. Tiểu thuyết C. Truyện ngắn D. Truyện đồng thoại Câu 8. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc năm bao nhiêu? 2
  3. A. 1956 B. 1955 C. 1954 D. 1953 Câu 9. Xác định nội dung chính của đoạn trích sau: Nếu như hai câu đầu, cô gái đã phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên: Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai [ ] Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹo và giàu ý nghĩa. (Vẻ đẹp của một bài ca dao – Hoàng Tiến Tựu) A. Phân tích bố cục bài ca dao B. Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao C. Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao D. Phân tích hai câu đầu bài ca dao Câu 10. Ý nào dưới đây không cần thiết khi trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử? A. Lập dàn ý cho bài nói B. Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ hiện đại, tối tân C. Tương tác tốt trong khi trao đổi, thảo luận 3
  4. D. Lựa chọn và xác định sự kiện lịch sử Câu 11. Đâu là nhân vật phản diện trong truyện Thạch Sanh? A. Mẹ Thạch Sanh B. Công chúa C. Nhà vua D. Lí Thông Câu 12. Trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, lũ có vai trò thế nào đối với đời sống người dân? A. Mang phù sa về cho nông nghiệp B. Mang tôm cá về cho nhân dân C. Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước D. Tất cả đáp án trên Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau: a) Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua. (Thánh Gióng) b) Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn. (Thạch Sanh) Câu 2. Viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu làm rõ ý kiến: Đoạn trích "Trong lòng mẹ"là bài ca thiêng liêng về tình mẫu tử bất diệt. 4
  5. ĐÁP ÁN: Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Tác phẩm nào dưới đây không phải sáng tác của Văn Công Hùng? A. Bến đợi B. Hát rong C. Ngựa trắng bay về D. Hoa đá trước heo may Phương pháp giải: Nhớ lại thông tin tiểu sử của tác giả Văn Công Hùng Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 2 (0.25 điểm): Thuyết minh thuật lại một sự việc được hiểu là: A. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các món ăn độc đáo B. Giới thiệu, cung cấp tri thức về lễ hội C. Giới thiệu, cung cấp tri thức về các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội D. Giới thiệu, cung cấp tri thức về đồ dùng trong gia đình Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thuyết minh một sự việc 5
  6. Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 3 (0.25 điểm): Theo quy luật vần điệu trong thơ lục bát, tiếng cuối cùng của câu lục vần với tiếng thứ mấy của câu bát tiếp theo? A. Tiếng thứ 5 B. Tiếng thứ 6 C. Tiếng thứ 7 D. Tiếng thứ 8 Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thơ lục bát Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 4 (0.25 điểm): Bài thơ Về thăm mẹ thể hiện tình cảm của ai đối với ai? A. Con đối với mẹ B. Mẹ đối với con C. Người lính với người mẹ anh hùng D. Cháu đối với bà Phương pháp giải: 6
  7. Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 5 (0.25 điểm): Người con trong bài thơ Về thăm mẹ trong hoàn cảnh nào? A. Không nhớ đường về nhà B. Mẹ vắng nhà C. Mẹ đang nấu cơm D. Mẹ đã không còn Phương pháp giải: Đọc kĩ bài thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 6 (0.25 điểm): Tác phẩm Đồng Tháp Mười mùa nước nổi của tác giả nào? A. Văn Công Hùng B. Lâm Thị Mỹ Dạ C. Bình Nguyên D. Đinh Nam Khương Phương pháp giải: 7
  8. Nhớ lại thông tin tác giả Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 7 (0.25 điểm): Tác phẩm Phía sau những hạt cát của Đinh Nam Khương thuộc thể loại nào? A. Thơ B. Tiểu thuyết C. Truyện ngắn D. Truyện đồng thoại Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 8 (0.25 điểm): Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc năm bao nhiêu? A. 1956 B. 1955 C. 1954 D. 1953 Phương pháp giải: 8
  9. Nhớ lại thông tin tác phẩm Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 9 (0.25 điểm): Xác định nội dung chính của đoạn trích sau: Nếu như hai câu đầu, cô gái đã phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên: Thân em như chẽn lúa đòng đòng Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai [ ] Bài ca dao quả là bức tranh tuyệt đẹo và giàu ý nghĩa. (Vẻ đẹp của một bài ca dao – Hoàng Tiến Tựu) A. Phân tích bố cục bài ca dao B. Giới thiệu sơ lược về vẻ đẹp của bài ca dao C. Phân tích hai câu thơ cuối bài ca dao D. Phân tích hai câu đầu bài ca dao Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: => Đáp án: C 9
  10. Câu 10 (0.25 điểm): Ý nào dưới đây không cần thiết khi trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử? A. Lập dàn ý cho bài nói B. Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ hiện đại, tối tân C. Tương tác tốt trong khi trao đổi, thảo luận D. Lựa chọn và xác định sự kiện lịch sử Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 11 (0.25 điểm): Đâu là nhân vật phản diện trong truyện Thạch Sanh? A. Mẹ Thạch Sanh B. Công chúa C. Nhà vua D. Lí Thông Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung, nhân vật trong truyện Lời giải chi tiết: 10
  11. => Đáp án: D Câu 12 (0.25 điểm): Trong văn bản Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, lũ có vai trò thế nào đối với đời sống người dân? A. Mang phù sa về cho nông nghiệp B. Mang tôm cá về cho nhân dân C. Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Phần II. Câu 1 (2 điểm): Tìm và lập danh sách các từ đơn, từ ghép, từ láy trong hai câu sau: a) Sứ giả / vừa / kinh ngạc, / vừa / mừng rỡ, / vội vàng / về / tâu / vua. (Thánh Gióng) b) Từ / ngày / công chúa / bị / mất tích, / nhà vua / vô cùng / đau đớn. (Thạch Sanh) Phương pháp giải: 11
  12. Nhớ lại kiến thức về từ đơn và từ phức để làm câunày. Lời giải chi tiết: Câu Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy a vừa, về, tâu, vua Sứ giả, kinh ngạc, mừng rỡ Vội vàng b từ, ngày, bị công chúa, mất tích, nhà vua, vô cùng đau đớn Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn từ 10- 15 câu làm rõ ý kiến: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là bài ca thiêng liêng về tình mẫu tử bất diệt. Phương pháp giải: Nêu cảm nhận của bản thân em Lời giải chi tiết: Có ý kiến cho rằng đoạn trích “Trong lòng mẹ” là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng, bấtdiệt. Đúng vậy, mặc dù Hồng sống trong sự cô đơn, tủi nhục, nhưng cậu bé vẫn dành tình yêutha thiết mãnh liệt cho mẹ. Tình cảm ấy là tình cảm tự nhiên, chân thành,xuất phát từ tâm hồn chứ không cần nuôi dưỡng bằng vật chất” mẹ không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thântôi tới một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà”. Vậy mà chú vẫn yêu thương mẹ, không đểnhững rắp tâm bẩn xâm phạm đến mẹ của mình, bé Hồng vẫn một lòng yêu thương và kính mến mẹ, vượt qua những thành kiến tàn ác, những reo rắc xấu xa. Tình yêu thương tha thiết của béHồng dành cho mẹ đã thắp nên niềm tin mạnh mẽ là mẹ sẽ trở về qua câu nói: “không, cháu không muốn vào. Cuối năm mợ cháu thểũng nàoc về”. Vì thương mẹ, bé Hồng căm tức đến tột cùng những hổ tủi đã đầy đọa mẹ, bé Hồng đã thầm ước” giá những cổ tục đã đày đọamẹtôilà 12
  13. những vật như hoàn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết lấy về mà cắn, mànhai nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Khi được gặp mẹ và được ở trong lòng mẹ thì chú béHồng đã sung sướng tới mức cực điểm. Vừa nhìn thấy một người giống mẹ chú đã chạy theogọibối rối, điều đó chứng tỏ hình ảnh mẹ luôn thường trực trong tâm trí trong nỗi nhớ vàchúluôn khát vọng và khi ở trong lòng mẹ chú đã òa lên khóc nức nở, những giọt nước mắt củamừng tủi, của niềm sung sướng hạnh phúc. Chú Hồng cảm nhận được tình yêu thương tha thiếtcủa mẹ, dường như chú bé đang xà vào lòng mẹ để cảm nhận những cảm giác ấm áp đãbaolâu mất đibỗng lại mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo của mẹ và những hơi thở ởkhuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường. Qua đó, ta thấy một lần nữa bé Hồnglại được sống trong một thế giới dịu dàng, ăm ắp tình mẫu tử bấtdiệt. 13