Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 5 (Có lời giải chi tiết)

Câu 1. Xác định nội dung chính của đoạn thơ sau:

Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày

(Về thăm mẹ – Đinh Nam Khương)

A. Ý nghĩa lời ru của mẹ

B. Suy ngẫm của người con về mẹ

C. Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường

D. Sự hiếu thảo của người con

Câu 2. Những kiểu ẩn dụ nào thường gặp?

A. Ẩn dụ hình thức, cách thức

B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Tất cả đáp án trên 

pdf 15 trang Bảo Hà 13/06/2023 960
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 5 (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_de_5_co_loi_gia.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 5 (Có lời giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 5 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1. Xác định nội dung chính của đoạn thơ sau: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày (Về thăm mẹ – Đinh Nam Khương) A. Ý nghĩa lời ru của mẹ B. Suy ngẫm của người con về mẹ C. Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường D. Sự hiếu thảo của người con Câu 2. Những kiểu ẩn dụ nào thường gặp? A. Ẩn dụ hình thức, cách thức B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác C. Ẩn dụ phẩm chất D. Tất cả đáp án trên Câu 3. Khi kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài nói bao gồm mấy phần? A. 1 phần B. 2 phần 1
  2. C. 3 phần D. 4 phần Câu 4. Từ nhiều nghĩa là gì? A. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên B. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên C. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu D. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng Câu 5. Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài? A. Không lạm dụng từ mượn B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết) C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng D. Tất cả đáp án trên Câu 6. Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn? A. Bàn ghế, nhà cửa, bút B. Bút, thước, học sinh C. Bàn, ghế, bút, áo D. Nô đùa, trường, lớp Câu 7. Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì? A. Tìm gặp người nói hoặc người viết B. Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể C. A và B đều đúng 2
  3. D. A và B đều sai Câu 8. Sa pô có vai trò gì trong văn bản Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ? A. Nêu lên sự kiện thông tin B. Khái quát về chiến dịch C. Trình bày diễn biến chiến dịch D. Trình bày kết quả chiến dịch Câu 9. Tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao của tác giả nào? A. Phan Trọng Luận B. Nguyễn Đình Thi C. Hoàng Tiến Tựu D. Nguyễn Đức Mậu Câu 10. Tại sao chúng ta cần phải trình bày ý kiến về một vấn đề? A. Để mối quan hệ của mọi người trở nên tốt đẹp hơn B. Để thống nhất một ý kiến của vấn đề C. Vì chọn nhiều ý kiến sẽ tốt hơn chọn một ý kiến D. Để mọi người hiểu được ý kiến và quan điểm của em Câu 11. Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh, chúng ta nên nói gì? A. Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại cổ tích Thạch Sanh B. Giới thiệu về xuất thân của Thạch Sanh C. Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện D. giới thiệu về triều đại Thạch Sanh ở 3
  4. Câu 12. Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì? A. Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện B. Giới thiệu tóm tắt về sự kiện C. Nêu nhân vật có trong sự kiện D. Cả 3 đáp án trên Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉra nghĩa và tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt. a) Bàn tay mang phép nhiệmầ m u Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi. (Bình Nguyên) b) Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày. (Đinh Nam Khương) Câu 2. Viết bài văn nêu cảm nhận về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. 4
  5. ĐÁP ÁN: Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Xác định nội dung chính của đoạn thơ sau: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày (Về thăm mẹ – Đinh Nam Khương) A. Ý nghĩa lời ru của mẹ B. Suy ngẫm của người con về mẹ C. Tình yêu thương của mẹ gắn với những sự vật gần gũi, đời thường D. Sự hiếu thảo của người con Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 2 (0.25 điểm): 5
  6. Những kiểu ẩn dụ nào thường gặp? A. Ẩn dụ hình thức, cách thức B. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác C. Ẩn dụ phẩm chất D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về ẩn dụ Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 3 (0.25 điểm): Khi kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích, bài nói bao gồm mấy phần? A. 1 phần B. 2 phần C. 3 phần D. 4 phần Phương pháp giải: Nhớ lại quy trình kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 4 (0.25 điểm): 6
  7. Từ nhiều nghĩa là gì? A. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên B. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên C. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu D. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ nhiều nghĩa Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 5 (0.25 điểm): Cần chú ý điều gì khi mượn tiếng nước ngoài? A. Không lạm dụng từ mượn B. Cần sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh nói (viết) C. Hiểu rõ nghĩa của từ ngữ trước khi dùng D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về từ mượn Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 6 (0.25 điểm): 7
  8. Đáp án nào dưới đây chứa các từ đơn? A. Bàn ghế, nhà cửa, bút B. Bút, thước, học sinh C. Bàn, ghế, bút, áo D. Nô đùa, trường, lớp Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ đơn Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 7 (0.25 điểm): Muốn hiểu nghĩa đầy đủ của các từ đồng âm, cần làm gì? A. Tìm gặp người nói hoặc người viết B. Đặt các từ đó vào lời nói hoặc câu văn cụ thể C. A và B đều đúng D. A và B đều sai Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ đồng âm Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 8 (0.25 điểm): 8
  9. Sa pô có vai trò gì trong văn bản Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ? A. Nêu lên sự kiện thông tin B. Khái quát về chiến dịch C. Trình bày diễn biến chiến dịch D. Trình bày kết quả chiến dịch Phương pháp giải: Chú ý phần sa pô trong văn bản Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Câu 9 (0.25 điểm): Tác phẩm Vẻ đẹp của một bài ca dao của tác giả nào? A. Phan Trọng Luận B. Nguyễn Đình Thi C. Hoàng Tiến Tựu D. Nguyễn Đức Mậu Phương pháp giải: Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 10 (0.25 điểm): 9
  10. Tại sao chúng ta cần phải trình bày ý kiến về một vấn đề? A. Để mối quan hệ của mọi người trở nên tốt đẹp hơn B. Để thống nhất một ý kiến của vấn đề C. Vì chọn nhiều ý kiến sẽ tốt hơn chọn một ý kiến D. Để mọi người hiểu được ý kiến và quan điểm của em Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học khi trình bày ý kiến về một vấn đề Lời giải chi tiết: => Đáp án: D Câu 11 (0.25 điểm): Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh, chúng ta nên nói gì? A. Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại cổ tích Thạch Sanh B. Giới thiệu về xuất thân của Thạch Sanh C. Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện D. giới thiệu về triều đại Thạch Sanh ở Phương pháp giải: Nhớ lại bố cục khi viết một bài văn kể lại truyện cổ tích Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 12 (0.25 điểm): 10
  11. Sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện có vai trò gì? A. Nêu toàn bộ nội dung của sự kiện B. Giới thiệu tóm tắt về sự kiện C. Nêu nhân vật có trong sự kiện D. Cả 3 đáp án trên Phương pháp giải: Chú ý phần sa pô trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện Lời giải chi tiết: => Đáp án: B Phần II. Câu 1 (2 điểm): Tìm từ láy trong những câu thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa và tác dụng của chúng đối vớiviệc thể hiện nội dung mà tác giả muốn biểu đạt. a) Bàn tay mang phép nhiệmầ m u Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi. (Bình Nguyên) b) Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày. 11
  12. (Đinh Nam Khương) Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức về từ láy để làm câunày. Lời giải chi tiết: Các từ láy là: a. dãi dầu => Tác dụng: chỉ những vất vả, gian khó, sớm khuya làm lụng của người mẹ b. nghẹn ngào => Tác dụng: tâm trạng xúc động đến mức nghẹn trong cổ rưng rưng => Tác dụng: cảm xúc nghẹn ngào, xúc động của người con khi nghĩ vềmẹ Câu 2 (5 điểm): Viết bài văn nêu cảm nhận về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. 12
  13. Phương pháp giải: Nêu cảm nhận của bản thân em Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Nói đến Nguyễn Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúcđộng đắng xót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký "Những ngày thơ ấu" là kỷ niệm xótxa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bésớmphải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra; tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêngvà diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hanh. Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhàvăn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết gụcbên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậubé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng củabéHồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùngkinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thậttự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt khônggìchia cắt được. Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sốngcủa cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn cómộtmái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu cóthểgọi là gia đình không khi chính những người –thân mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹcũnglà người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến màngười cô đã gieo rắc vào lòng cậu. 13
  14. “Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghiđểtôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nầncùngtúng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thươngvà yêu lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến ” Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực.Ta chứng iếnk và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứngchịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuốngđất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trướcloại người như bà cô– họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tincon trẻ. Liệu ta cóhoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống haibên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”. Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậubé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vìsợhãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm Tôi cườidài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫnnộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán tráchmẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặplạimẹ lúc nào cũngthường trực trong lòng cậu bé. Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mìnhnhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại làcảmgiác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậubévượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một ngườitrong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống nhưcậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uấtứcnén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòngtay mẹ. 14
  15. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: “Phải bé lại vàlăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốtvetừtrán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đãtrởvề cùng đứaon c thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình.Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều. 15