Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 9 (Có lời giải chi tiết)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ
Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ
Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi
hai, ba tuổi mà học kém tôi.
Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt
dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị
Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ.
Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp
bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề,
thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê
Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy.
Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một
buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn
bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng
tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần.
Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu
như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm
động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển.
Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng
chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi,
nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ
đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới
trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng
Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương
thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh
như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào,
chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà
máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu
năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc.
(Theo Nguyễn Hiến Lê)
Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì?
A. Hồi kí
B. Du kí
C. Truyện ngắn
D. Tiểu thuyết
Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên được thể hiện rõ ở phần nào?
A. Câu mở đầu văn bản
B. Câu cuối văn bản
C. Tiêu đề (nhan đề) của văn bản
D. Câu mở đầu các đoạn văn
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_de_9_co_loi_gia.pdf
Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề 9 (Có lời giải chi tiết)
- ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 9 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (6 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: BUỔI ĐẦU TIÊN HỌC TRƯỜNG YÊN PHỤ Tôi chỉ có tội ham chơi chứ học không đến nỗi dốt lắm, vì cha tôi dạy tôi chữ Nho rồi chữ Quốc ngữ chung với vài đứa em họ tôi và con một người bạn của mẹ tôi. Chúng đều hơn tôi hai, ba tuổi mà học kém tôi. Học như vậy được khoảng hai năm, rồi cha tôi nhờ một thầy kí có bằng Tiểu học Pháp Việt dạy vần Tây cho tôi. Đầu năm Canh Thân (1920), cha tôi xin cho tôi được vào học lớp dự bị Trường Yên Phụ. Lúc đó, vào giữa năm học, chắc tôi không được chính thức ghi tên vô sổ. Buổi học đầu tiên của tôi nhằm ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ (một xa xỉ phẩm thời đó) rồi khăn áo chỉnh tề, thuê một chiếc xe kéo bánh sắt (chưa có bánh cao su) để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ, cách nhà tôi hai cây số, dắt tôi lại chào thầy Hà Ngọc Chử, gởi gắm tôi với thầy. Ngày nay, đọc lại hai trang đầu bài Tựa cuốn Thế hệ ngày mai, trong đó, tôi chép lại một buổi học đầu tiên của tôi và buổi học đầu tiên của con tôi ngoài hai chục năm sau vẫn còn bùi ngùi: tình cha tôi đối với tôi, và tình vợ chồng tôi đối với con tôi, sự săn sóc của chúng tôi đối với con y như nhau, hai thế hệ một tấm lòng, một tinh thần. Tôi còn thấy rõ nét mặt của cha tôi, của thầy Chử, cảnh sân trường, cảnh lớp học, tưởng đâu như việc mới xảy ra tháng trước, thế mà đã sáu chục năm qua rồi. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả, có người định lựa cho vào một tập Văn tuyển. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Nhưng chỉ ngày hôm sau, cha tôi kiếm được một bạn học cùng lớp với tôi, lớn hơn tôi một, hai tuổi, nhà ở Hàng Mắm gần nhà tôi, và nhờ em đó hễ đi học thì rẽ vào nhà tôi, đón tôi cùng đi. Từ đó, người khỏi phải đưa tôi nữa, và mỗi ngày tôi với bạn đi đi về về bốn lượt, từ nhà tôi tới trường, từ trường về nhà. Mùa hè để tránh nắng, chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng gần cầu Đu-me (Doumer) (cầu Long Biên), bến Nứa để hưởng hương thơm ngào ngạt của vài cây đuôi chồn (loại lilas) ở khỏi dốc Hàng Than, lá mùa xuân xanh 1
- như ngọc thạch, mùa đông đỏ như lá bàng. Mùa đông để tránh gió bấc từ sông thổi vào, chúng tôi theo con đường ở phía trong, xa hơn, qua phố Hàng Đường, Hàng Than, sau nhà máy nước, nhà máy thuốc lá. Có lẽ, nhờ đi bộ như vậy, mỗi ngày tám cây số, luôn năm, sáu năm trời nên thân thể cứng cáp, mặc dầu thiếu ăn thiếu mặc. (Theo Nguyễn Hiến Lê) Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Hồi kí B. Du kí C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên được thể hiện rõ ở phần nào? A. Câu mở đầu văn bản B. Câu cuối văn bản C. Tiêu đề (nhan đề) của văn bản D. Câu mở đầu các đoạn văn Câu 3: Dòng nào dưới đây ghi đúng tính chất thể loại của văn bản này? A. Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ C. Ghi lại những câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng D. Ghi lại những lời giáo huấn, răn đe Câu 4: Tính chất xác thực của văn bản trên thể hiện ở chi tiết nào sau đây? A. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả B. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. C. Chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng D. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ. 2
- Câu 5: Dòng nào chứa cảm xúc của người viết: A. Buổi học đầu tiên của chúng tôi nhằm ngày 7 tháng Giêng Âm lịch B. Lúc đó vào giữa năm học, chắc tôi không được ghi tên chính thức vào sổ C. thế mà đã sáu chục năm qua rồi! D. cha tôi tới đón tôi ở trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Câu 6: Câu nào sau đây khái quát đúng ý nghĩa của văn bản trên? A. Sự quan tâm của người cha tới việc học hành của con cái là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên B. Sự quan tâm của bạn bè cùng thế hệ là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên C. Sự quan tâm của thầy cô giáo với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên D. Sự quan tâm của nhà trường đối với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên. Câu 7. Trong câu: “Cha tôi dậy sớm để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ”, từ “chân” được hiểu theo nghĩa nào? Từ “chân” là một từ đa nghĩa, em hãy đặt câu với từ “chân” có nghĩa khác với nghĩa trên và giải thích rõ nghĩa. Câu 8. Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó? Phần II: TẬP LÀM VĂN (4 điểm) Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con (Ca dao) Viết đoạn văn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao trên. Trong đoạn văn sử dụng câu có vị ngữ là cụm từ. Gạch chân và xác định phần trung tâm và thành tố phụ của cụm từ đó. 3
- ĐÁP ÁN: Phần I: Câu 1 (0.5 điểm): Văn bản trên thuộc thể loại gì? A. Hồi kí B. Du kí C. Truyện ngắn D. Tiểu thuyết Phương pháp giải: Đọc kĩ và dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 2 (0.5 điểm): Nội dung chính của văn bản trên được thể hiện rõ ở phần nào? A. Câu mở đầu văn bản B. Câu cuối văn bản C. Tiêu đề (nhan đề) của văn bản D. Câu mở đầu các đoạn văn Phương pháp giải: Đọc kĩ và xác định đoạn văn thể hiện nội dung chính Lời giải chi tiết: 4
- => Đáp án: C Câu 3 (0.5 điểm): Dòng nào dưới đây ghi đúng tính chất thể loại của văn bản này? A. Ghi lại những sự việc có thực mà tác giả đã trải qua B. Ghi lại những sự việc trọng đại đã xảy ra trong quá khứ C. Ghi lại những câu chuyện của các danh nhân nổi tiếng D. Ghi lại những lời giáo huấn, răn đe Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 4 (0.5 điểm): Tính chất xác thực của văn bản trên thể hiện ở chi tiết nào sau đây? A. Bài Tựa đó đã làm cảm động nhiều độc giả B. Hôm đó, cả sáng lẫn chiều, cha tôi đưa tôi tới trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. C. Chúng tôi theo bờ đê Nhị Hà, qua phố Hàng Nâu, Ô Quan Chưởng D. Cha tôi dậy sớm, sắp xếp bút mực, thước kẻ, sách vở vào cái cặp da nhỏ. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và xác định chi tiết Lời giải chi tiết: => Đáp án: C 5
- Câu 5 (0.5 điểm): Dòng nào chứa cảm xúc của người viết: A. Buổi học đầu tiên của chúng tôi nhằm ngày 7 tháng Giêng Âm lịch B. Lúc đó vào giữa năm học, chắc tôi không được ghi tên chính thức vào sổ C. thế mà đã sáu chục năm qua rồi! D. cha tôi tới đón tôi ở trường, rồi đợi tan học lại đưa tôi về. Phương pháp giải: Đọc kĩ và xác định Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 6 (0.5 điểm): Câu nào sau đây khái quát đúng ý nghĩa của văn bản trên? A. Sự quan tâm của người cha tới việc học hành của con cái là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên B. Sự quan tâm của bạn bè cùng thế hệ là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên C. Sự quan tâm của thầy cô giáo với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên D. Sự quan tâm của nhà trường đối với học trò là hết sức quan trọng, đặc biệt là buổi học đầu tiên. Phương pháp giải: Đọc kĩ và xác định, đối chiếu với nội dung văn bản 6
- Lời giải chi tiết: => Đáp án: A Câu 7 (1.5 điểm): Trong câu: “Cha tôi dậy sớm để đưa tôi tới trường ở dưới chân đê Yên Phụ”, từ “chân” được hiểu theo nghĩa nào? Từ “chân” là một từ đa nghĩa, em hãy đặt câu với từ “chân” có nghĩa khác với nghĩa trên và giải thích rõ nghĩa. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về từ đa nghĩa Lời giải chi tiết: - Nghĩa của “chân” trong từ “chân đê”: phần dưới cùng của một số vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. - HS đặt câu đúng ngữ pháp, nội dung hợp lí. - Giải nghĩa từ “chân” chính xác. Ví dụ: + bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy, + bộ phận dưới cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác Câu 8 (1.5 điểm): Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể đó? Phương pháp giải: Chú ý lời kể của nhân vật Lời giải chi tiết: 7
- - Văn bản được kể theo ngôi thứ nhất. - Tác dụng của ngôi kể thứ nhất: + Giúp tác giả dễ dàng ghi lại những cảm xúc, tâm trạng, quan sát, mà chính tác giả đã trải qua trong buổi học đầu tiên + Câu chuyện được kể giản dị, chân thực – gây xúc động cho người đọc. Phần II. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con (Ca dao) Viết đoạn văn khoảng 10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao trên. Trong đoạn văn sử dụng câu có vị ngữ là cụm từ. Gạch chân và xác định phần trung tâm và thành tố phụ của cụm từ đó. Phương pháp giải: - Đúng hình thức đoạn văn: Viết hoa, lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu kết thúc câu, xuống dòng (không xuống dòng, tách đoạn) - Dung lượng: khoảng 10 câu (+ - 2 câu). - Bố cục đủ 3 phần: MĐ – TĐ – KĐ. Lời giải chi tiết: * Mở đoạn: - Giới thiệu bài ca dao. - Cảm nghĩ, ấn tượng chung về bài ca dao. * Thân đoạn: HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo yêu cầu: 8
- - Bày tỏ cảm xúc với nghệ thuật độc đáo của bài ca dao: Biện pháp tu từ so sánh: Công cha – núi Thái Sơn; Nghĩa mẹ - nước trong nguồn. Phân tích được giá trị - Bày tỏ cảm xúc với nội dung của bài ca dao: + công ơn mẹ cha lớn lao, không bao giờ vơi cạn, + lời nhắn nhủ về đạo hiếu làm con giản dị mà sâu sắc * Kết đoạn: Khái quát cảm nghĩ của bản thân về ý nghĩa của bài ca dao. Liên hệ bản thân. 9