Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Đề 3 (Có lời giải chi tiết)

Câu 1. Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của văn bản hồi kí?

A. Kể lại sự việc mà người viết từng tham gia, chứng kiến.

B. Sự việc được kể đã thuộc về quá khứ.

C. Các sự việc thường được kể theo trình tự không gian.

D. Sự việc gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời của tác giả.

Câu 2. Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của VB du kí?

A. Kể lại sự việc từ ngôi thứ nhất.

B. Tác giả chính là người kể chuyện.

C. Câu chuyện chủ yếu được kể theo trình tự thời gian.

D. Những gì được ghi chép gắn với hành trình những chuyến đi.

Câu 3. Trong cặp câu lục bát sau, vì sao Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà lại dùng “ve ngân” 
và không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”?

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đây sân nắng đào.

(Tố Hữu, Khi con tu hú) 

pdf 8 trang Bảo Hà 13/06/2023 440
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Đề 3 (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_de_3_c.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Đề 3 (Có lời giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 3 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1. Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của văn bản hồi kí? A. Kể lại sự việc mà người viết từng tham gia, chứng kiến. B. Sự việc được kể đã thuộc về quá khứ. C. Các sự việc thường được kể theo trình tự không gian. D. Sự việc gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời của tác giả. Câu 2. Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của VB du kí? A. Kể lại sự việc từ ngôi thứ nhất. B. Tác giả chính là người kể chuyện. C. Câu chuyện chủ yếu được kể theo trình tự thời gian. D. Những gì được ghi chép gắn với hành trình những chuyến đi. Câu 3. Trong cặp câu lục bát sau, vì sao Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà lại dùng “ve ngân” và không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”? Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đây sân nắng đào. (Tố Hữu, Khi con tu hú) Câu 4. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau và chỉ ra tác dụng của nó: a. “Những quả na nhắm nghiền mắt rồi mở mắt dần.” 1
  2. b. “Bà hàng ra chọn mua đầy hai rổ sề, còn có vài quả chín nứt nở “như đe thợ rào” và những quả còi kĩnh, chúng tôi chia nhau.” Phần II: VIẾT (7 điểm) Câu 1. Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp một công trình văn hoá ở địa phương (một ngôi chùa, một ngọn tháp, một tượng đài nghệ thuật, ). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ đơn, hai từ phức. Câu 2. Viết bài văn miêu tả cảnh sum họp cuối tuần (hoặc vào địp lễ, Tết) của gia đình em. 2
  3. ĐÁP ÁN: Phần I: Câu 1 (0.5 điểm): Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của văn bản hồi kí? A. Kể lại sự việc mà người viết từng tham gia, chứng kiến. B. Sự việc được kể đã thuộc về quá khứ. C. Các sự việc thường được kể theo trình tự không gian. D. Sự việc gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời của tác giả. Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại hồi kí Lời giải chi tiết: “Các sự việc thường được kể theo trình tự không gian” không nêu đúng đặc điểm của văn bản hồi kí => Đáp án: C Câu 2 (0.5 điểm): Dòng nào dưới đây không nêu đúng đặc điểm của văn bản du kí? A. Kể lại sự việc từ ngôi thứ nhất. B. Tác giả chính là người kể chuyện. C. Câu chuyện chủ yếu được kể theo trình tự thời gian. D. Những gì được ghi chép gắn với hành trình những chuyến đi. Phương pháp giải: 3
  4. Dựa vào đặc trưng thể loại hồi kí Lời giải chi tiết: “Câu chuyện chủ yếu được kể theo trình tự thời gian” không nêu đúng đặc điểm của văn bản du kí => Đáp án: C Câu 3 (1.0 điểm): Trong cặp câu lục bát sau, vì sao Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà lại dùng “ve ngân” và không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”? Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đây sân nắng đào. (Tố Hữu, Khi con tu hú) Phương pháp giải: Dựa vào nghĩa của từ, ngữ cảnh đoạn thơ Lời giải chi tiết: Trong cặp câu lục bát sau: Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào. (Tố Hữu, Khi con tu hú) Tố Hữu không dùng “ve kêu” mà dùng “ve ngân” vì từ “ngân” gợi được sự liên tưởng âm thanh tiếng ve vang lên như những khúc nhạc du dương, ngân nga đặc trưng của mùa hè. Còn từ “đào” trong “nắng đào” gợi được màu tươi thắm, vàng rực rỡ của nắng hè, sắc nắng khác hẳn với nắng thu và nắng xuân. Đó là lí do vì sao tác giả không dùng “nắng vàng” mà lại dùng “nắng đào”. 4
  5. Câu 4 (1,0 điểm): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn sau và chỉ ra tác dụng của nó: a. “Những quả na nhắm nghiền mắt rồi mở mắt dần.” b. “Bà hàng ra chọn mua đầy hai rổ sề, còn có vài quả chín nứt nở “như đe thợ rào” và những quả còi kĩnh, chúng tôi chia nhau.” Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về biện pháp tu từ để trả lời Lời giải chi tiết: Biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn: a. Biện pháp nhân hóa: “những quả na” -> “nhắm nghiền mắt rồi mở mắt dần” => Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sự sinh động. b. Biện pháp so sánh: “vài quả chín nứt nở như đe thợ rào” => Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sự sinh động. Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp một công trình văn hoá ở địa phương (một ngôi chùa, một ngọn tháp, một tượng đài nghệ thuật, ). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai từ đơn, hai từ phức. Phương pháp giải: Cách làm: - Chọn một công trình văn hoá ở địa phương, tìm thông tin về công trình đó. 5
  6. - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về công trình. - Chú ý sử dụng từ đơn, từ phức khi viết. Lời giải chi tiết: Quê hương em gắn liền với vùng Đất Đỏ nơi mà chị Võ Thị Sáu đã sinh ra. Thật tự hào khi được sinh ra tại quê hương của vị nữ anh hùng đáng kính này bởi chị chính là niềm tự hào của người dân Đất Đỏ nói riêng, Bà Rịa - Vũng Tàu nói chung. Tấm gương bất khuất của chị Võ Thị Sáu đã được nhân dân và Nhà nước tôn vinh như một biểu tượng của chủ nghĩa Anh hùng cách mạng. Được dịp đến thăm tượng đài chị Võ Thị Sáu mới cảm nhận được những dấu tích lịch sử cao cả trong sự nghiệp cách mạng của chị. Tượng đài chị được đúc bằng đồng, cao 7m, tạo theo thế chị Sáu ung dung ra pháp trường, tà áo vẫn tung bay trong gió. Một con người hiên ngang, bất khuất, kiên cường, và không bao giờ đầu hàng trước gian khó, hiểm nguy. Hình ảnh hiên ngang của người con gái ấy khiến cho ta không khỏi bồi hồi về cuộc đời của chị, về những gì chị cống hiến cho cách mạng, đất nước, dân tộc. Hiện nay, đền thờ là nơi cho dân chúng đến phúng viếng, tưởng niệm anh hùng và là nơi trưng bày hiện vật, giới thiệu hình ảnh về cuộc đời hoạt động của anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu cùng một số hình ảnh về quê hương Đất Đỏ. Chị đã ra đi mãi mãi nhưng những gì chị đã hi sinh vẫn sẽ còn lưu lại trong sử sách và trong trái tim hàng triệu con người Việt Nam. Tấm gương chị Võ Thị Sáu mãi là biểu tượng của thế hệ trẻ về một lòng nồng nàn yêu nước. Chú thích: - Từ đơn: nơi, nước, người, thăm, - Từ phức: Từ ghép: trưng bày, cách mạng, anh hùng, Từ láy: bồi hồi Câu 2 (5 điểm): Viết bài văn miêu tả cảnh sum họp cuối tuần (hoặc vào địp lễ, Tết) của gia đình em. Phương pháp giải: 6
  7. Miêu tả lại một cảnh sum họp gia đình của gia đình mình Lời giải chi tiết: Cả nhà dang ngồi uống trà, đón tết trong phòng khách, ánh đèn Nê ông toả ánh sáng xanh dịu, chiếc tủ đứng bằng gỗ cẩm ly được đánh véc ni láng bóng như mặt gương, nổi bật các đường vân như những nét hoa văn kì ảo, ấm trà nóng bốc hương sen nghi ngút bên cạnh đĩa bánh mứt thơm ngon. Cây hoa đào với muôn ngàn cánh hoa nở rộ vẫy chào năm mới, đồ dùng trong nhà được mẹ tôi sắp xếp rất gọn gàng. Mẹ lấy trong va ly ra hai chiếc hộp quà xinh xắn. Ba nói: - Nào! hai chị em con mở ra xem bố mẹ mua tặng món quà gì? - À! Đó chính là một chú thỏ bông ngộ nghĩnh mà tôi mong có được nó từ bấy lâu nay. Bà tôi mang ra một gói kẹo đưa cho hai chị em tôi: - Hai cháu ăn xong nhớ đánh răng kẻo bị sún thì khổ. Bé Long chen vào quả quyết: - Long thương bà này, thương ba, mẹ, chị My và cô Hiền nữa. Vừa nói Long vừa giơ ngón tay ra đếm làm cho cả nhà phì cười. Ba hỏi với giọng nói sao mà ấm áp quá. - Thế năm nay con có được giấy khen không? Tôi thưa với bố và khoe tấm giấy khen: - Có ạ! Bố xoa đầu tôi cười: - Tốt lắm! Cố học giỏi cho mẹ và ba mừng nhé con. Mẹ nhìn tôi với ánh mắt trìu mến, chứa đựng cả một biển trời yêu thương dành cho tôi. Mẹ nở một nụ cười kín đáo, một niềm vui khôn tả. Trên ti vi chiếu chương trình đón tết. A! ở hồ Gươm đang bắn pháo hoa đẹp quá! Đêm giao thừa đó, cả gia đình tôi quây quần bên nhau suốt đêm. Cứ năm nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ, đầm ấm. Hai chị em tôi thật hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay yêu thương của ba mẹ. 7