Đề thi học kì 1 Ngữ văn Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Đọc đoạn trích dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

Ngày xưa ta đi học

Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ.

Bản đồ mới tường vôi cũng mới

Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao

Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ

Đưa ta đi sông núi tuyệt vời.

Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu

Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh.

(Cửu Long Giang ta ơi, Ngữ văn 6, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021)

Câu 1. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi do ai sáng tác?

A. Nguyên Hồng

B. Nguyễn Tuân

C. Xuân Quỳnh

D. Lâm Thị Mỹ Dạ

Câu 2. Biện pháp tu từ nào đã được tác giả sử dụng trong các câu thơ:

Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ

Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ.

A. So sánh

B. Ẩn dụ

C. Nhân hoá

D. Hoán dụ

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì?

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Miêu tả

D. Nghị luận

doc 10 trang Bảo Hà 08/06/2023 1300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2022_2.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6 năm 2022 số 1 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (2,0 điểm). Đọc đoạn trích dưới đây và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi: Ngày xưa ta đi học Mười tuổi thơ nghe gió thổi mùa thu Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. Bản đồ mới tường vôi cũng mới Thầy giáo lớn sao, thước bảng cũng lớn sao Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời. Tim đập mạnh hồn ngây không sao hiểu Mê Kông sông dài hơn hai ngàn cây số mông mênh. (Cửu Long Giang ta ơi, Ngữ văn 6, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2021) Câu 1. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi do ai sáng tác? A. Nguyên Hồng B. Nguyễn Tuân C. Xuân Quỳnh D. Lâm Thị Mỹ Dạ Câu 2. Biện pháp tu từ nào đã được tác giả sử dụng trong các câu thơ: Mắt ngẩng lên trông bản đồ rực rỡ Như đồng hoa bỗng gặp một đêm mơ. A. So sánh
  2. B. Ẩn dụ C. Nhân hoá D. Hoán dụ Câu 3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? A. Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận Câu 4. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi có nhắc đến những địa danh nào ở Việt Nam? A. Mê Kông, Cô Tô, Hang Én. B. Thác Khôn, Trường Sơn, Hang Én C. Cô Tô, Trường Sơn, Long Châu D. Trường Sơn, Hà Tiên, Cà Mau PHẦN II. VĂN HỌC VÀ CUỘC SỐNG (8,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ “Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ/ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”. Câu 2 (3,0 điểm). Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi như một bức tranh rực rỡ với các hình ảnh sinh động, giàu sức gợi. Hình ảnh nào đã in đậm trong tâm trí em? Hãy trình bày cảm nhận về hình ảnh đó bằng một đoạn văn (7 – 9 câu). Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ láy (gạch dưới từ láy đó). Câu 3 (4,0 điểm). Câu thơ “Ngày xưa ta đi học” mở đầu bài thơ đã gợi em nhớ về những gì trong ngày đầu tiên đi học? Hãy sử dụng kết hợp phương thu tự sự và miêu tả để ghi lại phần kí ức tuyệt vời đó bằng một bài văn (khoảng 1 trang giấy thi). ĐÁP ÁN Phần I (2,0 điểm). Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
  3. Câu 1. A Câu 2. A. Câu 3. B Câu 4. D. Phần II (8,0 điểm). Câu 1 (1,0 điểm). Học sinh vận dụng năng lực văn học để làm rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ - Nghệ thuật: Ẩn dụ: + gậy thần tiên: cây thước của thầy giáo + đạo sĩ: người thầy - Tác dụng: Thể hiện cách nhìn mơ mộng, ngưỡng mộ của cậu học trò đối với thầy giáo. Thầy mở ra chân trời mới, đưa học trò đi khám phá khắp mọi miền Tổ quốc, khám phá tri thức, nâng cánh ước mơ. Câu 2 (3,0 điểm). Học sinh vận dụng năng lực văn học để trình bày cảm nhận về hình ảnh trong bài thơ để lại ấn tượng nhất. - Hình thức: Đoạn văn (5 – 7 câu), có sử dụng từ láy và gạch dưới từ láy. - Nội dung: Học sinh lựa chọn hình ảnh và nêu cảm nhận, ý nghĩa của hình ảnh đó (nghệ thuật, nghĩa thực, nghĩa biểu tượng). Câu 3 (4,0 điểm). Học sinh sử dụng năng lực văn học để phát triển kĩ năng viết. Cần đảm bảo những yêu cầu sau: * Hình thức: - Bài văn (một trang giấy). - Trình bày khoa học sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả. * Nội dung: - Mở bài: Giới thiệu chung về ngày đầu tiên đi học. - Thân bài: Kể tả chi tiết về ngày đầu đi học. - Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ về ngày đi học đó. Đề thi học kì 1 Ngữ văn 6 năm 2022 số 2
  4. 1. Ma trận đề thi học kì 1 Ngữ Văn lớp 6 Mức độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Lĩnh vực nội cao dung - Đặc điểm văn I. Đọc hiểu bản - đoạn trích văn bản và (phương thức thực hành biểu đạt/ngôi kể/ tiếng Việt nhân vật) Văn bản Bày tỏ ý Tiêu chí lựa (Nội dung kiến/ cảm chọn ngữ - Từ và cấu tạo của đoạn nhận của cá liệu: Đoạn từ, nghĩa của từ, trích/đặc nhân về văn bản/văn các biện pháp tu điểm nhân vấn đề (từ bản trong từ, cụm từ, phân vật) đoạn trích). hoặc ngoài biệt từ đồng âm, sách giáo từ đa khoa nghĩa, dấu câu) - Số câu 1 1 1 3 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn kể lại một trải nghiệm; Viết bài văn ghi lại cảm xúc về 1 bài thơ có yếu tố II. Làm văn tự sự, miêu tả; Viết bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50%
  5. Tổng số câu 1 1 1 1 4 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100% 2. Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Gần lắm Trường Sa của Lê Thị Kim và trả lời các câu hỏi: Biết rằng xa lắm Trường Sa Trùng dương ấy tôi chưa ra lần nào Viết làm sao, viết làm sao Câu thơ nào phải con tàu ra khơi Thế mà đã có lòng tôi Ở nơi cuối bến ở nơi cùng bờ Phai đâu chùm đảo san hô Cũng không giống một chùm thơ ngọt lành Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con Sóng bào mãi vẫn không mòn Vẫn còn biển cả vẫn còn Trường Sa [ ] Ở nơi sừng sững niềm tin Hỡi quần đảo của bốn nghìn năm qua Tấm lòng theo mũi tàu ra Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần. (Lê Thị Kim - Nguyễn Nhật Ánh, Thành phố tháng Tư, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1984, tr. 15 - 17)
  6. Câu 1. Hãy chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ. Câu 2. Nêu những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả quần đảo Trường Sa. Câu 3. Theo em, vì sao nhà thơ khẳng định "Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần”? Câu 4. Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm và trách nhiệm gì với đất nước, với biển đảo quê hương? Câu 5. So sánh nghĩa của từ mũi trong hai trường hợp sau và cho biết đó là từ đồng âm hay từ đa nghĩa: a. Tấm lòng theo mũi tàu ra Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần. b. Bạn Lan có chiếc mũi dọc dừa rất đẹp. Câu 6. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai dòng thơ sau. Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. Hỡi quần đảo cuối trời xanh Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm vui, hạnh phúc. Đáp án Đề thi học kì 1 Văn 6 số 2 Câu 1: Những đặc điểm của thơ lục bát được thể hiện qua bốn dòng cuối của đoạn thơ: - Thể thơ: Các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp - một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng. - Vần: Tiếng cuối của dòng sáu vần với tiếng thứ sáu của dòng tám (tin - nghìn); tiếng cuối của dòng tám lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếp theo (qua - ra). - Thanh điệu: Trong dòng sáu và dòng tám, các tiếng thứ sáu và thứ tám là thanh bằng (tin, nghìn, qua, ra, Sa, gần) còn tiếng thứ tư là thanh trắc (sững, của, mũi, đảo). Trong dòng tám, mặc dù tiếng thứ sáu và tám đều là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền (nghìn) thì tiếng thứ tám là thanh
  7. ngang (qua) và ngược lại, tiếng thứ sáu là thanh ngang (Sa) thì tiếng thứ tám lại là thanh huyền (gần). - Nhịp: Trong bốn dòng thơ thì có đến ba dòng ngắt theo nhịp chẵn. Câu 2: Bài thơ viết về quần đảo Trường Sa của Tổ quốc. Những hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả địa danh này: quần đảo cuối trời xanh, trăm hạt thóc vãi thành đảo con, sóng bào mãi vẫn không mòn, Câu 3: Nhà thơ khẳng định "Với tôi quần đảo Trường Sa rất gần" vì về mặt địa lý thì Trường Sa rất xa xôi và nhà thơ cũng chưa trực tiếp ra thăm Trường Sa lần nào nhưng quần đảo này luôn ở trong trái tim nhà thơ với niềm yêu mến, tự hào. Câu 4: Bài thơ đã khơi gợi trong em tình cảm yêu mến, tự hào đối với vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đối với những con người đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ Trường Sa. Đọc bài thơ, em cảm thấy mình cần phải có trách nhiệm với Tổ quốc, phải có ý thức gìn giữ và bảo vệ biển đảo quê hương. Câu 5 Từ mũi trong mũi tàu chỉ phần trước, nhô ra của tàu thuyền còn mũi trong mũi dọc dừa chỉ một bộ phận nhô ra trên khuôn mặt, dùng để hô hấp của con người. Có thể thấy rõ hai nghĩa này liên quan với nhau nên đây là trường hợp từ đa nghĩa. Câu 6 Trong hai dòng thơ Hỡi quần đảo cuối trời xanh/ Như trăm hạt thóc vãi thành đảo con, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ví quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ với hàng trăm hạt thóc. Việc so sánh một đảo nhỏ của quần đảo Trường Sa như hạt thóc - thứ thân thuộc, gần gũi với mỗi người Việt Nam giúp người đọc cảm thấy quần đảo xa xôi của Tổ quốc trở nên rất gần gũi, thân thương. Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Số 3 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Con chào mào đốm trắng mũi đỏ Hót trên cây cao chót vót
  8. triu uýt huýt tu hìu Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác? Nêu xuất xứ của văn bản? Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Câu 2: Trong bài thơ tác giả còn lặp lại câu thơ: triu uýt huýt tu hìu Việc lặp lại đó có dụng ý gì? Câu 3: Hãy nêu những suy nghĩ của em khi đọc những câu thơ trên bằng một đoạn văn ngắn. II. THỰC HÀNH VIẾT: Câu 1: Trong truyện Gió lạnh đầu mùa có nhiều nhân vật. Em hãy viết đoạn văn về một nhân vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng cụm tính từ. Câu 2: Tả lại cảnh sum họp của gia đình em. Đáp án Đề thi cuối kì 1 lớp 6 môn Ngữ văn Phần Nội dung Điểm Câu 1 ( 1đ): -Văn bản: Con chào mào của tác giả Mai Văn Phấn - Xuất xứ: Bài thơ Con chào mào được trích trong Bầu trời không mái che, NXB Hội nhà văn, 2010. - Thể loại: Thơ tự do 0,5 Câu 2( 1đ): 0,25 Đọc hiểu Câu thơ : triu uýt huýt tu hìu đã được tác giả viết ở 0,25 dòng thứ ba của bài thơ. Đến dòng thứ 15 của bài thơ, tác giả đã lặp lại câu thơ này. Đây là sự tinh tế của tác giả 1,0 trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh cho bài thơ. Việc lặp lại này tác giả muốn nhắc rằng con chào mào đã đi qua 1,0 một hành trình đơn lẻ tới hòa nhập, từ âm vực có phần lảnh lót, chói gắt trên cây cao chót vót đến phối bè, vang vọng khi đã được mổ những con sâu ăn trái cây chín đỏ và uống từng giọt nước, thanh sạch của tôi. Câu 3 ( 1đ):
  9. Bài thơ Con chào mào là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Mai Văn Phấn thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu loài vật của tác giả. Con chào mào là hình tượng trung tâm của bài thơ.Với nỗi đặc tả gần, khá kỹ, nhà thơ khắc họa hình dáng con chào mào ngay để câu thơ mở đầu Con chào mào đốm trắng mũi đỏ . Hình ảnh con chào mào hiện lên trước mắt người đọc thật sinh động, đáng yêu. Đặc biệt với ngòi bút tài tình, sáng tạo tác giả đã đưa đến cho người đọc một cảm giác thật thú vị khi nghe tiếng hót của con chào mào triu uýt huýt tu hìu. Tiếng hót của chim phải chăng là tiếng lòng, là sự thổn thứt của tác giả trước cảnh thanh bình, tươi đẹp của thiên nhiên. Câu 1 (2đ): Học sinh lựa chọn một trong các nhân vật mà em yêu thích (mẹ Sơn, Sơn, Hiên, Mẹ Hiên ) 0,5 - Trong đoạn văn cần thể hiện được các ý sau: 0,5 + Vì sao em lại yêu thích nhân vật đó. 1,0 + Nhân vật đó có đặc điểm gì nổi bật (về hình dáng, hành động, nội tâm, cách ứng xử ) + Có thể chọn một vài chi tiết mà tác giả miêu tả về nhân vật để minh chứng cho điều em viết về nhân vật. Câu 2 ( 5đ): Thực hành - Về hình thức: bài văn cần có 3 phần rõ ràng mở bài, thân 0,5 viết bài và kết bài. 0,5 - Về nội dung: 0,75 1. Mở bài 0,75 - Thời gian: vào buổi tối cuối tuần. 0,75 - Không gian:ngôi nhà của em. 0,5 - Nhân vật: Những người thân trong gia đình. 0,75 2. Thân bài 0,5 - Cách bài trí trong nhà, dưới bếp. (Chú ý các chi tiết, hình ảnh có liên quan đến Tết) - Không khí chuẩn bị ra sao? (Mọi người trong gia đình
  10. cùng nhau chuẩn bị ) - Bàn ăn (hay mâm cơm) có những món gì? - Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào? - Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (uống nước, chuyện trò tâm sự ) 3. Kết bài - Cảm động và thích thú. - Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân. - Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người.