Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Phú (Có đáp án)

Câu 1: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu? 
A. Luật Quốc tịch Việt Nam. 
B. Luật hôn nhân và gia đình. 
C. Luật đất đai. 
D. Luật trẻ em. 
Câu 2: Theo luật quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào sau đây không trở thành công dân Việt 
Nam: 
A. Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài. 
B. Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam 
C. Trẻ em sinh ra ở nước ngoài và có cha mẹ là người ngoài. 
D. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài. 
Câu 3: Việc làm nào sau đây là việc làm không đúng với quyền trẻ em: 
A. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. 
B. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ. 
C. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ. 
D. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn. 
Câu 4: Ai là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ chăm sóc nuôi dạy trẻ em? 
A. Bố mẹ hoặc ông bà nội. 
B. Bố mẹ hoặc người đỡ đầu. 
C. Bố mẹ hoặc ông bà ngoại. 
D. Bố mẹ hoặc người lớn tuổi.
pdf 13 trang Bảo Hà 07/04/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_ket_noi_tri.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Trần Phú (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: GDCD 6 TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ KẾT NỐI TRI THỨC (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. Đề số 1 I. TRẮC NGHIỆM: (1 điểm) Câu 1: Để phân biệt người Việt Nam và người nước ngoài ta căn cứ vào đâu? A. Luật Quốc tịch Việt Nam. B. Luật hôn nhân và gia đình. C. Luật đất đai. D. Luật trẻ em. Câu 2: Theo luật quốc tịch Việt Nam, trường hợp nào sau đây không trở thành công dân Việt Nam: A. Trẻ em sinh ra có bố là công dân Việt Nam, mẹ là công dân nước ngoài. B. Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam C. Trẻ em sinh ra ở nước ngoài và có cha mẹ là người ngoài. D. Trẻ em khi sinh ra có mẹ là công dân Việt Nam, bố là công dân nước ngoài. Câu 3: Việc làm nào sau đây là việc làm không đúng với quyền trẻ em: A. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. B. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ. C. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ. D. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn. Câu 4: Ai là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ chăm sóc nuôi dạy trẻ em? A. Bố mẹ hoặc ông bà nội. B. Bố mẹ hoặc người đỡ đầu. C. Bố mẹ hoặc ông bà ngoại. D. Bố mẹ hoặc người lớn tuổi. II. Theo em ý kiến dưới đây là đúng hay sai về Công dân? (đánh dấu X vào ô trống tương ứng) (1 điểm) TT Ý kiến Đúng Sai 1 Quốc tịch là căn cứ để xác định Công dân của một nước Người Việt Nam ra nước ngoài nhập quốc tịch nước ngoài rồi thì không gọi là 2 công dân Việt Nam Trang | 1
  2. Người nước ngoài sang sinh sống làm việc ở Viện Nam thì được công nhận là 3 công dân Việt Nam 4 Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước III. Điền từ, cụm từ còn thiếu vào dấu để hoàn thiện khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? (1 điểm) A. Quyền cơ bản của Công dân là những(1) cơ bản mà người công dân (2) và được pháp luật bảo vệ. B. Nghĩa vụ cơ bản của Công dân là (3) mà Nhà nước bắt buộc Công dân phải (4) theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. IV. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân một nước? 2đ Câu 2: Em hãy nêu ý nghĩa của quyền trẻ em? Trình bày nhóm quyền sống còn. 2đ Câu 3: Nhận được tin báo của anh Hải, cơ quan công an đã điều tra, bắt giữ vợ chồng ông Nam về hành vi thường xuyên đánh đạp con nuôi là bé Tùng. Tòa án đã xét xử và tuyên phạt tù vợ chồng ông Nam về hành vi hành hạ người khác và hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. a. Nhận xét hành vi của vợ chồng ông Nam. (1 điểm) b. Theo em, hành vi xâm phạm quyền trẻ em của vợ chồng ông Nam sẽ bị xử lí như thế nào? (1 điểm) c. Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của ai? (1 điểm) ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm (1,0 điểm) 1A; 2C; 3A; 4D II. Theo em ý kiến dưới đây là đúng hay sai về Công dân? (đánh dấu X vào ô trống tương ứng) (1 điểm) TT Ý kiến Đúng Sai 1 Quốc tịch là căn cứ để xác định Công dân của một nước X Người Việt Nam ra nước ngoài nhập quốc tịch nước ngoài rồi thì không gọi là 2 X công dân Việt Nam Người nước ngoài sang làm việc ở Viện Nam thì được công nhận là công dân 3 X Việt Nam 4 Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước X III. Điền từ, cụm tự còn thiếu vào dấu để hoàn thiện khái niệm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? (1 điểm) Trang | 2
  3. A. (1) lợi ích (2) được hưởng B. (3) những việc (4) thực hiện IV. Tự luận (7,0 điểm) Câu 1: - Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định. - Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó. Câu 2: - Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần. - Nhóm quyền sống còn là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Câu 3: - Hành vi của vợ chồng ông Nam là vi phạm pháp luật. - Hành vi của vợ chồng ông Nam bị phạt tù về tội xâm phạm quyền trẻ em theo quy định của pháp luật. - Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của chung của mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội. 2. Đề số 2 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 6 KNTT- TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ- ĐỀ 02 PHẦN I. (3,0 điểm) Trắc nghiệm: Em hãy chọn chữ cái trước câu trả lời đúng Câu 1: Quốc tịch là căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa: A. Nhà nước và công dân nước đó B. Công dân và công dân nước đó C. Tập thể và công dân nước đó D. Công dân và cộng đồng nước đó Câu 2. Người nào dưới đây không phải là công dân nước CHXHCN Việt Nam: A. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có cha là người Việt Nam, khôn rõ mẹ là ai B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam C. Người không có quốc tịch nhưng sống và làm việc tại Việt Nam D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam nhưng cha không rõ là ai. Câu 3. Trường hợp nào dưới đây là công dân nước CHXHCN Việt Nam? A. Bố mẹ N là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống. B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai. C. Ông Q là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam. D. Con của bà G có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai. Trang | 3
  4. Câu 4. Em không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? A. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. B. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. C. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân. D. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Câu 5. Là học sinh, em cần tránh làm gì để trở thành một công dân tốt? A. Học tập và làm việc, học theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại. B. Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân. C. Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường. D. Phê phán, chê bai những truyền thống tốt đẹp của ông cha ta. Câu 6. Nghĩa vụ cơ bản của công dân là: A. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện. B. Yêu cầu của nhà nước mà công dân thực hiện hoặc không thực hiện. C. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện. D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện. Câu 7: Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần: A. Hốt hoảng B. Bình tĩnh C. Lo lắng D. Hoang mang Câu 8: Câu thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm? A. Học, học nữa, học mãi. B. Tích tiểu thành đại. C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Câu 9. Quyền trẻ em là: A. Tất cả những gì trẻ em mong muốn B. Tất cả những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình C. Tất cả những gì trẻ em cần có để sống tốt, lớn lên một cách lành mạnh và an toàn D. Trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của mình Câu 10. Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em: A. Quyền được bảo vệ để không bị đánh đập B. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể Trang | 4
  5. C. Quyền được khai sinh và có quốc tịch D. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm Câu 11. Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây: A. Quyền được chăm sóc để nuôi dạy và phát triển B. Quyền được vui chơi, giải trí C. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe D. Quyền được sống chung với cha mẹ Câu 12. Thực hiện quyền của trẻ em là trách nhiệm của: A. Cá nhân, gia đình B. Cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội C. Cá nhân, nhà trường và xã hội D. Nhà trường và xã hội PHẦN II. (7,0 điểm). Tự luận Câu 1 (3,0 điểm): Em hiểu thế nào là nghĩa vụ cơ bản của công dân? Hãy kể tên một số nghĩa vụ cơ bản mà công dân Việt Nam phải thực hiện. Câu 2 (1,0 điểm): Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một đứa bé sơ sinh ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác đã bề em bé về nhà, làm các thủ tục nhận con nuoi và đặt tên cho bé là Bình An. Câu hỏi: Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam không? Vì sao? Câu 3 (3,0 điểm): Ngày nào Hùng cũng được mẹ cho tiền ăn quà sáng nhưng bạn ấy thường không ăn, để dành tiền chơi điện tử. Sau khi tan học, Hùng đi chơi điện tử đến tối muộn mới về. Những hôm không đi chơi, bạn ấy về nhà sớm nhưng không giúp mẹ việc nhà mà còn lên mạng tìm trò chơi. Thấy vậy, mẹ mắng và cấm Hùng không được chơi điện tử. Nếu còn tiếp tục, mẹ Hùng sẽ không cho tiền ăn sáng nữa. Hùng tỏ thái độ giận dỗi với mẹ vì cho rằng mẹ đã vi phạm quyền trẻ em của Hùng. Câu hỏi: - Em có nhận xét gì về hành động và thái độ của Hùng? - Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên dùng như thế nào? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I: Trắc nghiệm (3,0 điểm). 0,25 đ/đáp án đúng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A C B C D C B B C C C B Phần II: Tự luận (7,0 điểm) Câu Đáp án Điểm Trang | 5
  6. - Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản của công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ. - Công dân Việt Nam đều được hưởng các quyền cơ bản như: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể - Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; bí mật cá nhân và bí mật gia 1 đình; quyền bầu cử và ứng cử - Tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Quyền bình đẳng. 3,0 - Quyền tự do ngôn luận; quyền đi lại tự do - Quyền tự do kinh doanh (Hoặc HS có thể tìm các việc làm tương tự, giám khảo căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để cho điểm) - Theo em, bé Bình An có được mang quốc tịch Việt Nam. - Vì theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy 1,0 định: 2 Điều 18. Quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. 1.Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. a. Nhận xét: Hành động và thái độ của Hùng là sai. - Hùng đã dùng tiền mẹ cho ăn sáng để đi chơi điện tử, không giúp mẹ mà còn giận dỗi mẹ. b. Nếu là bạn của Hùng em sẽ: Khuyên Hùng không nên làm như vậy 3,0 3 - Phải ăn sáng đầy đủ và bớt chơi game vô bổ dành thời gian học hành. -Việc mẹ Hùng làm là tốt cho Hùng chứ không phải là vi phạm quyền trẻ em. - Hùng phải biết được bổn phận của con đối với bố mẹ trong gia đình (HS có thể tìm thêm các biểu hiện hoặc các khác căn cứ vào từng trường hợp đúng giám khảo cho điểm) 3. Đề số 3 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 6 KNTT- TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ- ĐỀ 03 Phần I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0.35 đ) Khoanh tròn vào chữ cái của ý mà em cho là đúng nhất ở mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Công dân là A. Người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định. B. Người dân của một nước, được hưởng tất cả các quyền theo pháp luật qui định. C. Người dân của một nước, phải làm tất cả các nghĩa vụ được pháp luật qui định. Trang | 6
  7. D. Người dân của nhiều nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật qui định Câu 2: Công dân là người dân của một nước, theo qui định của pháp luật A. phải có trách nhiệm với cộng đồng. B. được hưởng quyền và làm nghĩa vụ C. phải có nghĩa vụ với cộng đồng. D. được hưởng tất cả quyền mình muốn. Câu 3: Người nào dưới đây không phải là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? A. Trẻ em có cha mẹ là công dân của Việt Nam. B. Người nước ngoài đã nhập quốc tịch Việt Nam. C. Người nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có mẹ là người Việt Nam, cha không rõ là ai. Câu 4: Bố của bạn X là người Việt Nam, mẹ là người Anh. Bạn X sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em X mang quốc tịch nước nào? A. Bạn X có thể mang quốc tịch của bố hoặc mẹ. B. Để sau lớn X tự quyết định quốc tịch của mình. C. Bạn X là có quốc tịch Anh như mẹ. D. Bạn X là người có quốc tịch Việt Nam giống bố. Câu 5: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền A. tham gia của trẻ em. B. bảo vệ của trẻ em. C. sống còn của trẻ em. D. phát triển của trẻ em. Câu 6: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia. B. Nhóm quyền: sống còn, học tập, phát triển và vui chơi. C. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển. D. Nhóm quyền: sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển. Câu 7: Việc làm nào dưới đây là vệc làm không đúng với quyền trẻ em? A. Tổ chức việc làm cho trẻ có khó khăn. B. Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ. C. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. D. Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ. Câu 8: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây? A. Công dân là những người sống trên một đất nước. Trang | 7
  8. B. Công dân là những người sống trên một đất nước có cùng màu da và tiếng nói. C. Công dân là những người mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định. D. Công dân là những người được hưởng quyền và làm tất cả các nghĩa vụ do pháp luật qui định. Câu 9: Bố mẹ bạn A là người Mĩ đến Việt Nam làm ăn, sinh sống. Vì thế bạn A được lớn lên ở Việt Nam. Trong trường hợp này, theo em bạn A là người mang quốc tịch nước nào? A. Bạn A là người Việt gốc Mĩ. B. Bạn A là người mang quốc tịch Mĩ. C. Bạn A là công dân của Việt Nam. D. Bạn A có hai quốc tịch Việt – Mĩ. Câu 10. Chị H lấy chồng là anh X có quốc tịch Canada. Vơ chồng chị H sinh sống ở Việt Nam và không có ý định cư trú tại Canada nên anh X muốn nhập quốc tịch Việt Nam. Vậy để được nhập quốc tịch Việt Nam thì anh X cần phải đảm bảo điều kiện gì? A. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. B. Tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam. C. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. D. Cả A, B, C đều đúng. Phần II. Tự luận (6,5 điểm): Câu 11: (2,0đ): Theo em, đức tính tiết kiệm có ý nghĩa như thế nào? Hãy nêu hai ví dụ chưa biết tiết kiệm. Câu 12: (2,0đ): Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng gì? Câu 13: (2.5 điểm) Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có mấy nhóm quyền? Nêu nội dung của mỗi nhóm quyền. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I. Trắc nghiệm: 3,5 điểm (Mỗi câu đúng 0.35 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A B C D C A C C B D Phần II. Tự luận (6,5 điểm): Câu Đáp án Điểm - Học sinh trình bày được ý nghĩa của tiết kiệm. + Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động; đảm bảo 1,0 Câu 11 cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công. 0,5 (2,0 điểm) - Nêu hai ví dụ chưa biết tiết kiệm. 0,5 + Mẹ cho mười ngàn ăn sáng, em đòi thêm năm ngàn để ăn hàng. Trang | 8
  9. + Em chưa biết tranh thủ thời gian rảnh rỗi để học bài và làm bài tập. - Theo em, để ứng phó với tình huống nguy hiểm từ con người và thiên nhiên, chúng ta cần phải có những kĩ năng sau: - Chủ động tìm hiểu, học tập các kĩ năng ứng phó trong mỗi tình 0,5đ huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy 0,5đ hiểm trong cuộc sống. 1.0 đ Câu 12 - Luôn ghi nhớ các số điện thoại của người thân, các số điện thoại 0,25đ (2,0 điểm) khẩn cấp: + 111: Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 0,25đ + 112: Yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc 0,25đ +113: Gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan tới an ninh, 0,25đ trật tự +114: Gọi cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn. - Có 4 nhóm quyền - Nêu cụ thể mỗi nhóm quyền được 0,5 đ a. Nhóm quyền sống còn: - Là quyền được sông và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe b. Nhóm quyền bảo vệ: 0,5đ - Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân 0,5đ Câu 13 biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lọt và xâm hại 0,5đ (2,5 điểm) c. Nhóm quyền phát triển: 0,5đ - Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một 0,5đ cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật d. Nhóm quyền tham gia:(0.5đ) - Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. 4. Đề số 4 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 6 KNTT- TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ- ĐỀ 04 Trang | 9
  10. A. Phần trắc nghiệm Câu 1: Danh ngôn nào nói về sự cần thiết ứng phó với tình huống nguy hiểm? A. Thà mất một phút trong đời còn hơn mất đời trong một phút. B. Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. C. Lòng tự tin vào bản thân chắc chắn sẽ biểu lộ trong bất cứ những gì bạn làm. D. Thành đạt không phải do sự giúp đỡ của người khác mà chính do lòng tự tin. Câu 2: Tự nhận thức bản thân là? A. Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về người khác. B. Biết rõ bản thân mình có những bộ phận cơ thể nào nhưng lại không điều khiển được suy nghĩ của mình. C. Khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác qua lời nói, hành động họ thể hiện với mình. D. Khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình. Câu 3: Hành động nào không tiết kiệm? A. Tận dụng ánh sáng tự nhiên để không phải bật đèn. B. Giặt rửa bằng nước nóng vào mùa hè. C. Tắt bếp sớm một chút. D. Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. Câu 4: Trong các bạn dưới đây, ai không phải là công dân Việt Nam? A. Hương, Lan và Nam đều có bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam. Các bạn hiện đang sống ở Việt Nam. B. Toàn sinh ra ở nước Nga. Cả bố và mẹ bạn đều mang quốc tịch Việt Nam, là công dân Việt Nam. Đến năm 10 tuổi thì cả gia đình bạn về Việt Nam sinh sống. C. Ly có bố là người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam. Khi mới sinh, bố mẹ Ly làm giấy khai sinh và thoả thuận với nhau để bạn mang quốc tịch Việt Nam. D. Chị Na-ta-sa sinh ra và lớn lên ở Nga. Năm 18 tuổi chị đến Việt Nam học đại học. Câu 5: Nghĩa vụ cơ bản của công dân là A. Yêu cầu của nhà nước mà chỉ một hay nhóm người thực hiện. B. Yêu cầu của nhà nước mà công dân thực hiện hoặc không thực hiện. C. Yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà mọi công dân phải thực hiện. D. Yêu cầu của nhà nước mà mọi người phải thực hiện. Câu 6: Việc trẻ em được tiêm chủng miễn phí thể hiện quyền nào dưới đây của trẻ em? A. Quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển. B. Quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. C. Quyền được sống chung với cha mẹ. D. Quyền được vui chơi, giải trí. Trang | 10
  11. Câu 7: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Cho con đi học hay không là quyền của cha mẹ. B. Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút là sai trái. C. Cha mẹ có quyền ưu tiên chiều chuộng con trai hơn con gái. D. Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì. Câu 8: Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện đối với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ ? A. nghĩa vụ. B. luật pháp. C. bảo vệ. D. giám sát. Câu 9: Bố mẹ Chiến là người Nhật đến Việt Nam sinh sống. Chiến sinh ra ở Việt Nam. Theo em, Chiến là công dân nước nào? A. Chiến là công dân quốc tế. B. Chiến là công dân Việt Nam. C. Chiến là công dân Nhật. D. Chiến là công dân Hàn Quốc. Câu 10: Trên đường đi làm về, bác Nga phát hiện một em bé sơ sinh bị bỏ rơi ở gốc đa đầu làng. Thấy em bé khóc, đói, không ai chăm sóc nên bác Nga đã mang bé về nhà, làm các thủ tục nhận nuôi. Theo em, em bé có quốc tịch của nước nào? A. Em bé có quốc tịch Việt Nam. B. Em bé không có quốc tịch. C. Em bé có quốc tịch Mĩ. D. Em bé có quốc tịch Nga. B. Phần tự luận Câu 11: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là gì? Câu 12: Nêu bổn phận của trẻ em? Câu 13: Mẹ Lâm là người không có quốc tịch, còn cha không rõ là ai. Lâm sinh ra ở Việt Nam. Lâm và mẹ thường trú ở Việt Nam. Một số bạn cho rằng Lâm là người không có quốc tịch như mẹ, nhưng Hoa lại khẳng định Lâm có quốc tịch Việt Nam. Câu hỏi: Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 A. Phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D B D C B B A C A Trang | 11
  12. B. Phần tự luận Câu 11: - Quyền cơ bản của công dân là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật. - Nghĩa vụ cơ bản của công dân là những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến Pháp và pháp luật. Câu 12: Bổn phận của trẻ em: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ gia đình và những người gặp khó khăn theo khả năng của mình, chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức, tôn trọng pháp luật, tuân theo nội quy của nhà trường, tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và đoàn kết quốc tế, Câu 13: - Em đồng ý với ý kiến của Hoa vì quốc tịch của Lâm được xác định theo nơi sinh. Vì theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014. Điều 17. Trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam, còn cha không rõ là ai thì có quốc tịch Việt Nam. 5. Đề số 5 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN GDCD 6 KNTT- TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ- ĐỀ 05 Câu 1: Em hãy trình bày khái niệm tình huống nguy hiểm từ tự nhiên và tình huống nguy hiểm từ con người? Khi đối mặt với tình huống nguy hiểm, chúng ta cần có thái độ và tinh thần như thế nào? Câu 2: Tiết kiệm là gì? Nêu một vài hoạt động thể hiện sự tiết kiệm của bản thân trong cuộc sống? Câu 3: Trình bày nhóm quyền phát triển của trẻ em? Ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em là gì? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 Câu 1: - Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội. - Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây tổn thất cho con người và xã hội. Khi đối mặt với tình huống nguy hiểm, chúng ta cần bình tĩnh, tự tin, thoát khỏi nguy hiểm trong cuộc sống; đồng thời thường xuyên trau dồi hiểu biết, kỹ năng để ứng phó với tình huống nguy hiểm. Câu 2: - Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác. - Một số hoạt động thể hiện sự tiết kiệm của bản thân: Trang | 12
  13. Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết hằng ngày, hằng tuần, Tắt điện khi đi ra ngoài, trước khi đi ngủ hay không có nhu cầu sử dụng điện Tiết kiệm nước Bảo vệ của công, Câu 3: - Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, - Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển đầy đủ, toàn diện về thể chất và tinh thần. Thực hiện quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em được sống, được phát triển trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng. Trang | 13