Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Thượng(Có đáp án)

I. TRẮC NGHIỆM:  
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai? 
A. Khối lượng được đo bằng gam. 
B. Kilogam là đơn vị đo khối lượng 
C. Trái Đất hút các vật 
D. Không có lực hấp dẫn trên mặt trăng 
Câu 2: Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có: 
A. Năng lượng ánh sáng 
B. Năng lượng điện 
C. Năng lượng nhiệt 
D. Động năng 
Câu 3: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi?  
A. Dây cao su đang dãn 
B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước 
C. Ngọn lửa đang cháy 
D. Quả táo trên mặt bàn 
Câu 4: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành:  
A. Năng lượng hoá học 
B. Năng lượng nhiệt 
C. Năng lượng ánh sáng 
D. Năng lượng âm thanh 
Câu 5: Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đó là một ví dụ về 
chuyển hoá: 
A. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt 
B. Năng lượng hạt nhân thành năng lượng hoá học
pdf 15 trang Bảo Hà 07/04/2023 980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Thượng(Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_canh_dieu_n.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Long Thượng(Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - CD TRƯỜNG THCS LONG THƯỢNG Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) 1. ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Khối lượng được đo bằng gam. B. Kilogam là đơn vị đo khối lượng C. Trái Đất hút các vật D. Không có lực hấp dẫn trên mặt trăng Câu 2: Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có: A. Năng lượng ánh sáng B. Năng lượng điện C. Năng lượng nhiệt D. Động năng Câu 3: Trong các vật sau đây, vật nào có thế năng đàn hồi? A. Dây cao su đang dãn B. Khúc gỗ đang trôi theo dòng nước C. Ngọn lửa đang cháy D. Quả táo trên mặt bàn Câu 4: Khi dùng bàn là để làm phẳng quần áo, thì năng lượng điện chủ yếu chuyển hoá thành: A. Năng lượng hoá học B. Năng lượng nhiệt C. Năng lượng ánh sáng D. Năng lượng âm thanh Câu 5: Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời, tấm pin sẽ tạo ra điện. Đó là một ví dụ về chuyển hoá: A. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng nhiệt B. Năng lượng hạt nhân thành năng lượng hoá học Trang | 1
  2. C. Năng lượng điện thành động năng D. Năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện Câu 6: Năng lượng nào sau đây KHÔNG PHẢI năng lượng tái tạo? A. Năng lượng mặt tròi B. Năng lượng gió C. Năng lượng của than đá D. Năng lượng của sóng biển Câu 7: Ở Ninh Thuận, người ta dùng các tuabin gió để sản xuất điện. Năng lượng cung cấp cho tuabin gió là: A. Năng lượng ánh sáng mặt trời B. Năng lượng gió C. Năng lượng của sóng biển D. Năng lượng của dòng nước Câu 8: Nói về hiện tượng mọc và lặn của Mặt trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng? A. Mặt trời mọc ở hướng tây B. Mặt trời mọc ở hướng nam C. Mặt trời lặn ở hướng tây D. Mặt trời lặn ở hướng nam Câu 9: Mặt trời là một ngôi sao trong Ngân Hà. Chúng ta thấy Mặt trời to và sáng hươn nhiều so với các ngôi sao khác trên bầu trời. Điều này là do: A. Mặt trời là ngôi sao sáng nhất của Ngân Hà B. Mặt trời là ngôi sao gần trái đất nhất C. Mặt trời là ngôi sao to nhất trong Ngân Hà D. Mặt trời là ngôi sao to nhất và sáng nhất trong Ngân Hà Câu 10: Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt trời? A. Trái đất B. Thuỷ tinh C. Kim tinh D. Hoả tinh Câu 11:Ghép một số thứ tự ở cột A với một cữ ở cột b để được một câu đúng hoàn chỉnh. Trang | 2
  3. Cột A Cột B Một dây chun đang bị kéo dãn Có động năng Tiếng còi tàu Có năng lượng âm thanh Dầu mỏ, khí đốt Có thế năng đàn hổi Ngọn nến đang cháy Có năng lượng hoá học Xe máy đang chuyển động Cung cấp năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt. Câu 12: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai? STT Nhận định Đ S 1 Mặt trời mọc ở phía tây vào lúc sáng sớm, cao dần lên và lặn ở phía đông lúc chiều tối 2 Trái đất quay từ phía tây sang phía đông quanh trục của nó nên chúng ta thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày. 3 Trái đất quay từ phía đông sang phía tây quanh trục của nó nên chúng ta thấy mặt trời mọc và lặn hằng ngày. 4 Trên Trái đất ta chỉ nhìn thấy một nửa cố định của mặt trăng 5 Hệ Mặt trời bao gồm trái đất và rất nhiều hành tinh, và là một phần của Ngân Hà Phần 2: TỰ LUẬN Câu 1. Một viên bi được thả tự do từ vị trí 1. Nó rơi tự do đến các vị trí 2, 3, 4, 5 và xuống mặt đất. Hãy sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ thế năng của viên bi theo các vị trí? Hãy so sánh động năng của viên bi ở vị trí số 1 và số 4? Giải thích câu trả lời của em Câu 2. Thế nào là năng lượng hao phí? Nêu tên năng lượng hao phí khi sử dụng bóng đèn điện? Em hãy đề xuất các biện pháp để tiết kiệm năng lượng điện trong lớp học? Trang | 3
  4. Câu 3. Hình 2 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi ta nhìn từ cực Bắc, chiều quay Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới. Em hãy kể tên các thời điểm trong ngày (Bình minh, hoàng hôn, giữa trưa, ban đêm) tương ứng với các vị trí A, B, C, D. Câu 4. Hệ Mặt Trời gồm bao nhiêu hành tinh? Em hãy sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời? Câu 5. Nêu định luật bảo toàn năng lượng? Lấy một ví dụ cụ thể chứng minh năng lượng được bảo toàn? Câu 6. Hãy giải thích tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không bị thoát vào không gian? ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM: Câu 1- 10: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D D A B D C B C B A Câu 11: 1. C 2. B 3. D 4. E 5. A Câu 12: 1. S 2. Đ 3. S 4. Đ 5. S TỰ LUẬN Câu 1: Trang | 4
  5. Sắp xếp theo thế năng giảm dần: 1> 2> 3> 4> 5 Thế năng của vật giảm dần theo độ cao b. Động năng của viên bi ở vị trí 4> 1 Vật chuyển động càng nhan thì có động năng càng lớn. Khi rơi từ trên cao xuống, vật sẽ chuyển động càng nhanh khi rơi càng gần mặt đất. Câu 2: Năng lượng hao phí là năng lượng vô ích bị thất thoát ra môi trường trong quá trình truyền hoặc chuyển năng lượng. Khi dùng bóng đèn điện một phần năng lượng điện bị chuyển thành năng lượng nhiệt bị hao phí Các biện pháp tiết kiệm năng lượng trong lớp học: + Tắt đèn và quạt khi không cần thiết + Sử dụng loại bóng đèn và quạt điện tiết kiệm năng lượng + Tắt hết các thiết bị điện khi ra khỏi lớp và ra về + Vệ sinh sạch sẽ quạt điện và bóng điện + Mở cửa sổ để tận dụng gió và ánh sáng mặt trời Câu 3: A- Bình minh B- Giữa trưa C- Hoàng hôn D- Ban đêm Câu 4: Hệ Mặt Trời gồm Mặt trời, 8 hành tinh, các tiểu hành tinh và sao chổi Sắp xếp: Mặt trời – Thuỷ tinh – Kim tinh – Trái đất – Hoả tinh – Mộc tinh – Thổ tinh – Thiên vương tinh – Hải vương tinh. Câu 5: Định luật: Năng lượng không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, hoặc từ vật này sang vật khác. Lấy ví dụ cụ thể Câu 6: Vì Trái đất có lực hấp dẫn, lực này hút và giữ bầu khí quyển ở xung quanh trái đất 2. ĐỀ SỐ 2 Trang | 5
  6. I. Trắc nghiệm Câu 1: Một quả bóng nằm yên được tác dụng một lực đẩy, khẳng định nào sau đây đúng? A. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động. B. Quả bóng chỉ bị biến đổi hình dạng. C. Quả bóng vừa bị biến đổi hình dạng, vừa bị biến đổi chuyển động. D. Quả bóng không bị biến đổi. Câu 2: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc? A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà. B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách đó một đoạn. D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Câu 3: Trong các trường hợp dưới đây trường hợp nào ma sát có ích? A. Ma sát làm mòn lốp xe B. Ma sát làm ô tô qua được chỗ lầy. C. Ma sát sinh ra giữa trục xe và bánh xe D. Ma sát sinh ra khi vật trượt trên mặt sàn. Câu 4: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật? A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực. B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật. C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế. D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật. Câu 5: Vật nào sau đây không có thế năng hấp dẫn, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất? A. Người ở trên câu trượt B. Quả táo ở trên cây Trang | 6
  7. C. Chim bay trên trời D. Con ốc sên bò trên đường Câu 6: Bàn là (bàn ủi) khi hoạt động đã có sự chuyển hóa từ A. điện năng chủ yếu sang động năng B. điện năng chủ yếu sang nhiệt năng C. nhiệt năng chủ yếu sang động năng D. nhiệt năng chủ yếu sang quang năng Câu 7: Nhiên liệu là gì? A. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra nhiệt lượng. B. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra ánh sáng. C. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy tạo ra năng lượng nhiệt và ánh sáng. D. Nhiên liệu là vật liệu khi bị đốt cháy phát ra âm thanh. Câu 8: Hiện tượng ngày trên Trái Đất, khi quan sát từ Trái Đất xuất hiện khi nào? A. Khi Mặt Trời mọc B. Khi Mặt Trời lặn C. Khi ta đứng trên núi D. Khi quan sát thấy hoàng hôn Câu 9: Quan sát hình và cho biết, tên gọi tương ứng với pha của Mặt Trăng? A. Trăng khuyết đầu tháng B. Trăng khuyết cuối tháng C. Trăng bán nguyệt đầu tháng Trang | 7
  8. D. Trăng bán nguyệt cuối tháng Câu 10: Quỹ đạo chuyển động của các hành tinh xung quanh Mặt Trời có dạng: A. tròn B. elip C. không xác định D. tất cả đều đúng II. Tự luận Câu 1: Hãy biểu diễn các lực sau trên hình vẽ: a. Một người đẩy cái hộp với lực 1N và một người đẩy cái hộp với lực 2N. b. Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500N. Câu 2: a. Kể tên thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo mà em biết. b. Kể tên năng lượng tái tạo mà trường học của em đang dùng (nếu có). ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm 1C 2B 3B 4D 5D 6B 7C 8A 9D 10B II. Tự luận Câu 1: a. - Một người đẩy cái hộp với lực 1N, biểu diễn trên hình 1: - Một người đẩy cái hộp với lực 2N, biểu diễn trên hình 2: Trang | 8
  9. b. - Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500N Câu 2: a. Các thiết bị sử dụng năng lượng tái tạo: + Pin Mặt Trời + Cối xay gió + Tàu hỏa đầu máy hơi nước b. Năng lượng tái tạo mà trường học của em đang dùng là năng lượng mặt trời sử dụng vào hệ thống điện Mặt Trời có các tấm pin Mặt Trời lắp đặt trên mái nhà trường. 3. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: Kể 5 hoạt động hằng ngày cho thấy lực và tác dụng của lực tương ứng trong các hoạt động đó? Câu 2: Lấy một số ví dụ về ma sát cản trở chuyển động. Nêu cách có thể làm giảm ma sát khi đó? Câu 3: Một vật được thả rơi từ trên cao xuống. Trong quá trình rơi của vật: a. Thế năng hấp dẫn của nó tăng lên hay giảm đi? Giải thích. b. Động năng của nó tăng lên hay giảm đi? Giải thích. Câu 4: Hãy kể tên một số dạng năng lượng có liên quan đến chuyển động của chiếc thuyền buồm? Trang | 9
  10. ĐÁP ÁN Câu 1: - Hàng ngày em đạp xe đạp đến trường: lực của chân tác dụng vào bàn đạp và làm xe chuyển động. - Em cầm lược chải tóc: lực do tay tác dụng vào lược để chải tóc => làm lược chuyển động. - Em đeo cặp tới trường: lực của cặp tác dụng vào vai => làm vai bị biến dạng. - Em cầm bút ghi bài: lực do tay tác dụng vào bút để ghi chữ => bút chuyển động. - Em ngồi yên trên ghế: ghế chịu trọng lượng của cơ thể => làm bề mặt ghế bị biến dạng. Câu 2: - Xe đạp chuyển động trên đường, khi thôi không đạp nữa thì xe chỉ đi được đoạn đường ngắn đã dừng lại. Khắc phục: làm đường bằng cách trải nhựa để mặt đường bằng phẳng, lực ma sát tác dụng tại bề mặt giữa lốp xe và đường giảm làm xe đi được bon hơn. - Hai người đẩy chiếc tủ lạnh vào nơi qui định rất khó khăn. Khắc phục: cho chiếc tủ lạnh vào xe có con lăn để đẩy tới nơi qui định vì lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt. Câu 3: a. Một vật được thả rơi từ trên cao xuống thế năng hấp dẫn giảm đi, vì: - Trong quá trình rơi của vật, độ cao giảm dần. - Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào độ cao. b. Một vật được thả rơi từ trên cao xuống động năng của vật tăng lên, vì: Trang | 10
  11. - Trong quá trình rơi của vật, vật chuyển động nhanh lên. - Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc của vật. Câu 4: Một số năng lượng có liên quan đến chuyển động của chiếc thuyền buồm: - Năng lượng của gió đang thổi - Năng lượng của dòng nước chảy - Động năng của con thuyền - Năng lượng âm thanh của tiếng buồm phát ra khi gió thổi 4. ĐỀ SỐ 4 I. Trắc nghiệm Câu 1: Trong những dạng năng lượng sau thì dạng nào là năng lượng tái tạo? A. Năng lượng Mặt Trời. B. Năng lượng từ dầu mỏ. C. Năng lượng thủy triều. D. Cả A và C. Câu 2: Cho các nguồn năng lượng: khí tự nhiên, địa nhiệt, năng lượng Mặt Trời, sóng, thủy điện, dầu mỏ, gió, than đá. Có bao nhiêu trong số các nguồn năng lượng này là nguồn năng lượng không tái tạo? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 3: Vì sao chúng ta quan sát được Mặt Trăng gần như di chuyển ngang qua bầu trời? A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó. B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Mặt Trời và tự quay xung quanh nó. C. Mặt Trời và Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó. Trang | 11
  12. D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng chuyển động xung quanh Trái Đất và tự quay xung quanh nó. Câu 4: Sao chổi là loại thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo A. Thẳng B. Rất dẹt C. Cong D. Tròn Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến sự luân phiên ngày và đêm? A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất. B. Mây che Mặt Trời trên bầu trời. C. Sự luân phiên Mặt Trời mọc và lặn. D. Núi cao che khuất Mặt Trời. Câu 6: Hành tinh nào gần Mặt Trời nhất? A. Thủy tinh B. Hải Vương tinh C. Thiên Vương tinh D. Hỏa tinh II. Tự luận Câu 1: Trong các nhận định nào sau đây, phát biểu nào là đúng (Đ), phát biểu nào là sai (S)? STT Nhận định Đ S 1 Trái Đất tự quay quanh trục của nó hết một ngày đêm và quay quanh Mặt Trời hết thời gian khoảng một năm. 2 Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. Trang | 12
  13. 3 Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. 4 Mặt Trời mọc lên ở phía đông vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía tây lúc chiều tối. Câu 2: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách nào? ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm 1D 2A 3D 4B 5C 6A II. Tự luận Câu 1: STT Nhận định Đ S 1 Trái Đất tự quay quanh trục của nó hết một ngày đêm và quay Đ quanh Mặt Trời hết thời gian khoảng một năm. 2 Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây S cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. 3 Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây S cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. 4 Mặt Trời mọc lên ở phía đông vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn Đ ở phía tây lúc chiều tối. Giải thích 2. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc ở phía đông và lặn ở phía tây hằng ngày. 3. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. Câu 2: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách: - Lá cây hứng bụi → làm giảm lượng bụi trong không khí. - Một số loài cây có khả năng hấp thụ khí độc như cây thiên mộc lan, cây ngũ gia bì, cây dương xỉ, Trang | 13
  14. - Thực vật giúp cân bằng khí oxygen và carbon dioxide trong khí quyển: Cây xanh có khả năng hấp thụ một lượng lớn khí carbon dioxide để thực hiện quá trình quang hợp, tổng hợp nên chất hữu cơ và giải phóng khí oxygen ra môi trường. 5. ĐỀ SỐ 5 Câu 1: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào? Câu 2: Vì sao virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc? Câu 3: Giải thích vì sao khi đi chân trần trên đường đất trơn thì rất khó đi, thậm chí không thể đi nổi? Câu 4: Biết cường độ trường hấp dẫn ở bề mặt Mặt Trăng bằng 1/6 cường độ trường hấp dẫn ở bề mặt Trái Đất. Một vật ở Trái Đất có khối lượng 90kg. Ở Mặt Trăng, vật này có trọng lượng bao nhiêu niuton? Câu 5: Đề xuất biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng điện khi dùng các thiết bị sau đây: đèn điện, tivi, điều hòa không khí, bếp điện/ bếp từ/ lò vi sóng. ĐÁP ÁN Câu 1: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới. - Các loài có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một chi (giống). - Các chi (giống) có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một họ. - Các họ có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một bộ. - Các bộ có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một lớp. - Các lớp có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một ngành. - Các ngành có chung một số đặc điểm nhất định sẽ tập hợp lại tạo thành một giới. Câu 2: Virus phải sống kí sinh nội bào bắt buộc vì: Virus chưa có cấu tạo tế bào → Virus không thể tổng hợp được những chất cần thiết → Virus phải nhờ vào bộ máy của tế bào chủ tổng hợp ra các chất cần thiết chúng cần nên virus phải kí sinh nội bào bắt buộc. Câu 3: Khi đi chân trần trên đường đất trơn thì rất khó đi, thậm chí không thể đi nổi, vì: Tác dụng qua lại giữa bề mặt tiếp xúc của chân và đất trơn bị giảm nhiều dẫn tới lực ma sát giữa chân và đất trơn bị giảm nhiều. Câu 4: Cường độ trường hấp dẫn ở bề mặt Mặt Trăng = 1/6 x cường độ trường hấp dẫn = 10/6 (N/kg) 10 Trọng lượng của vật ở Mặt Trăng là .90 150(N ) 6 Câu 5: Biện pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng điện khi dùng các thiết bị: - Đèn điện: Trang | 14
  15. + Tắt đèn khi không sử dụng. + Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. - Tivi: + Tắt hẳn tivi sau khi xem. + Xem tivi cùng nhau và xem ít đi. + Vệ sinh tivi thường xuyên. + Giảm độ sáng của màn hình. - Điều hòa không khí: + Bảo dường điều hòa theo định kì + Sử dụng điều hòa ở nhiệt độ từ 25CC – 270C. + Tắt điều hòa khi không sử dụng. + Không dùng điều hòa 24/24. + Đảm bảo không gian giữ nhiệt tốt. - Bếp điện/ bếp từ/ lò vi sóng: + Tắt bếp khi không sử dụng. + Vệ sinh bếp thường xuyên. + Sử dụng đúng chức năng khi nấu. + Không nên nấu ở nhiệt độ cao quá lâu. Trang | 15