Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

Câu 1. Hai thành phần chính của lớp đất là: 
A. Hữu cơ và nước 
B. Nước và không khí 
C. Cơ giới và không khí 
D. Khoáng và hữu cơ 
Câu 2. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là 
A. sinh vật 
B. đá mẹ 
C. khoáng 
D. địa hình 
Câu 3. Đặc điểm nào không đúng với thành phần hữu cơ trong đất 
A. chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất 
B. có màu xám thẫm hoặc đen 
C. tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất 
D. đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ 
Câu 4. Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có: 
A. Màu nâu hoặc đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng. 
B. Màu xám thẫm độ phì cao. 
C. Màu xám, chua, nhiều cát. 
D. Màu đen, hoặc nâu, ít cát, nhiều phù sa. 
Câu 5. Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là 
A. đất cát pha. 
B. đất xám. 
C. đất phù sa bồi đắp. 
D. đất đỏ badan.
pdf 12 trang Bảo Hà 07/04/2023 3480
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6_sach_ket_noi_tri.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Quang Trung (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG KẾT NỐI TRI THỨC (Thời gian làm bài: 45 phút) 1. Đề số 1 1. Phần trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn chữ cái đầu dòng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Hai thành phần chính của lớp đất là: A. Hữu cơ và nước B. Nước và không khí C. Cơ giới và không khí D. Khoáng và hữu cơ Câu 2. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là A. sinh vật B. đá mẹ C. khoáng D. địa hình Câu 3. Đặc điểm nào không đúng với thành phần hữu cơ trong đất A. chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất B. có màu xám thẫm hoặc đen C. tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất D. đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ Câu 4. Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có: A. Màu nâu hoặc đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng. B. Màu xám thẫm độ phì cao. C. Màu xám, chua, nhiều cát. D. Màu đen, hoặc nâu, ít cát, nhiều phù sa. Câu 5. Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là A. đất cát pha. B. đất xám. C. đất phù sa bồi đắp. D. đất đỏ badan. Câu 6. Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật trên trái đất, nhân tố ảnh hưởng rõ nhất đối với thực vật là Trang | 1
  2. A. địa hình B. nguồn nước C. khí hậu D. đất đai Câu 7. Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật trên Trái Đất? A. phá rừng bừa bãi. B. săn bắn động vật quý hiếm. C. Lai tạo ra nhiều giống. D. đốt rừng làm nương rãy. Câu 8. Các loài động vật nào dưới đây thuộc loài động vật ngủ đông: A. Gấu nâu ở dãy Pyrennees (Pháp) B. Cá tra, cá hồi C. Cá voi xám D. Rùa Câu 9. Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật trên Trái Đất? A. Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi. B. Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác. C. Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật. D. Trồng và bảo vệ rừng Câu 10. Những miền cực có khí hậu lạnh giá, chỉ có các loài thực vật nào sinh trưởng được trong mùa hạ? A. rêu, địa y. B. cây lá kim. C. cây lá cứng. D. sồi, dẻ. Câu 11. Nêu phương hướng giải quyết bùng nổ dân số. A. Kiểm soát tỉ lệ sinh, để đạt được tỉ lệ số dân hợp lý. B. Có các chính sách dân số phù hợp, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội nâng cao dân trí. C. Thực hiện chính sách dân số hợp lí. D. Phát triển kinh tế tốt để đáp ứng được sự gia tăng dân số Câu 12. Trường hợp nào dưới đây sẽ dẫn đến sự tăng nhanh dân số A. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao. B. tỉ lệ sinh giảm, tỉ lệ tử giảm. Trang | 2
  3. C. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm. D. tỉ lệ tử cao, tỉ lệ sinh giảm Câu 13. Châu lục nào có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất A. Châu Á. B. Châu Âu. C. Châu Phi. D. Châu Đại Dương Câu 14. Dân số thế giới năm 2018 là A. 7,6 tỉ người C. 7,6 triệu người B. 76 tỉ người D. 76 triệu người Câu 15. Ý nào không phải là tác động của thiên nhiên tới sản xuất. A. Tác động tới sản xuất nông nghiệp B. Tác động tới công nghiệp C. Tác động tới dịch vụ. D. Tác động tới con người. Câu 16. Bùng nổ dân số xảy ra khi A. quá trình di dân xảy ra. B. tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử cao. C. chất lượng cuộc sống được nâng cao. D. tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trung bình năm trên 2.1% Phần 2. Tự luận. Câu 1. (2,0 điểm) Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên mang lại ý nghĩa như thế nào. Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì? Câu 2. (2,0 điểm) Kể tên những tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên. Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế những tác động đó. Câu 3. (2,0 điểm) Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần trắc nghiệm (4 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D B D C C C C A Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Trang | 3
  4. Đáp án C A B C B A D D Phần tự luận (6 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Ý nghĩa: - Giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên. - Bảo vệ được không gian sống của con người, đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi đề phát triền kinh tế, xã hội. Giải pháp: Sử dụng tài nguyên hợp lí, tiết kiệm nhằm hạn chế sự suy giảm tài nguyên cả về số lượng và chất lượng Câu 2. (2,0 điểm) Tác động: - Làm suy giảm nguồn tài nguyên. - Làm ô nhiễm môi trường. Giải pháp Con người ngày càng nhận thức được trách nhiệm của mình với thiên nhiên và đã có những hành động tích cực đề bảo vệ môi trường bằng cách trồng rừng, phủ xanh đồi núi, cải tạo đất, biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu Câu 3. (2,0 điểm) Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian - Nơi đông dân: nơi kinh tế phát triền, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Ví dụ như Đông Nam Á, Đông Á - Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạ. Ví dụ như Bắc Á, Trung Á 2. Đề số 2 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 KNTT- TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG- ĐỀ 02 Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Câu 1. Sự ra đời của Nhà nước Vạn Xuân gắn với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Bà Triệu. B. Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. C. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ. D. Khởi nghĩa của Lý Bí. Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã bao vây và chiếm thành Tống Bình, tự sắp đặt được việc cai trị trong vòng bao lâu? A. 3 năm. Trang | 4
  5. B. 9 năm. C. 6 năm. D. 60 năm. Câu 3. Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập, tự chủ của nhân dân Việt Nam thời Bắc thuộc? A. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách đồng hóa, khiến người dân bất bình. B. Chính quyền đô hộ thực hiện chính sách lấy người Việt trị người Việt. C. Chính sách áp bức bóc lột hà khắc, tàn bạo của phong kiến phương Bắc. D. Ảnh hưởng của các phong trào đấu tranh của nông dân ở Trung Quốc. Câu 4. Kĩ thuật nào dưới đây được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Làm đồ gốm. B. Đúc đồng. C. Làm giấy. D. Rèn sắt. Câu 5. Căn cứ làng Giàng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ nay thuộc địa phương nào? A. Thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá. B. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá. C. Huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá. D. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Câu 6. Tên gọi ban đầu của Vương quốc Chăm-pa là A. Nhật Nam. B. Tượng Lâm. C. Lâm Ấp. D. Sri Vi-giay-a. Câu 7. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây? A. Chữ Phạn của Ấn Độ. B. Chữ La-tinh của La Mã. C. Chữ Hán của Trung Quốc. D. Chữ hình nêm của Lưỡng Hà. Câu 8. Vương quốc Phù Nam được hình thành vào thời gian nào? A. Đầu Công nguyên. B. Thế kỉ VII TCN. C. Cuối thế kỉ I TCN. D. Khoảng thế kỉ I. Trang | 5
  6. Câu 9. Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây? A. Áp kế. B. Nhiệt kế. C. Vũ kế. D. Ẩm kế. Câu 10. Cửa sông là nơi dòng sông chính A. xuất phát chảy ra biển. B. tiếp nhận các sông nhánh. C. đổ ra biển hoặc các hồ. D. phân nước cho sông phụ. Câu 11. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây? A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất. B. Thành phần quan trọng nhất của đất. C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất. D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất. Câu 12. Rừng mưa nhiệt đới phân bố chủ yếu ở nơi có khí hậu A. nóng, khô, lượng mưa nhỏ. B. mưa nhiều, ít nắng, ẩm lớn. C. nóng, ẩm, lượng mưa lớn. D. ít mưa, khô ráo, nhiều nắng. Câu 13. Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất? A. Nhiệt đới. B. Cận nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Hàn đới. Câu 14. Ở châu Á, dân cư tập trung đông ở khu vực nào? A. Tây Á. B. Trung Á. C. Bắc Á. D. Đông Á. Câu 15. Châu lục nào sau đây tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới? A. Châu Âu. B. Châu Á. C. Châu Mĩ. Trang | 6
  7. D. Châu Phi. Câu 16. Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu. B. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai. C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình. D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách. Câu 17. Tài nguyên nào sau đây thể hiện rõ nhất sự hạn chế của các nguồn tài nguyên trong tự nhiên? A. Khoáng sản. B. Nguồn nước. C. Khí hậu. D. Thổ nhưỡng Câu 18. Bảo vệ tự nhiên không có ý nghĩa trong việc A. hạn chế suy thoái môi trường. B. giữ gìn sự đa dạng sinh học. C. mở rộng diện tích đất, nước. D. ngăn chặn ô nhiễm tự nhiên. Câu 19. Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật nào sau đây? A. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm và cây bụi. B. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên. C. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, cây bụi lá cứng cận nhiệt. D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc. Câu 20. Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây? A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa. B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa. C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo. D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa. Phần II. Tự luận (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). a) Tại sao Ngô Quyền chọn sông Bạch Đằng làm trận địa chống quân Nam Hán? b) Theo em, khi tấn công Việt Nam, quân Nam Hán gặp những khó khăn gì? Câu 2 (3,0 điểm). a) Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng. Trang | 7
  8. b) Em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc du lịch). ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1-D 2-B 3-C 4-C 5-C 6-C 7-A 8-D 9-B 10-C 11-B 12-C 13-C 14-D 15-B 16-B 17-A 18-C 19-B 20-A Phần II. Tự luận (5,0 điểm) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM * Lý do Ngô Quyền lựa chọn sông Bạch Đằng + Bạch Đằng là đường giao thông quan trọng từ Biển Đông vào nội địa Việt Nam. Muốn xâm nhập vào Việt Nam bằng đường thủy, 0,25 quân Nam Hán chắn chắn sẽ phải đi qua cửa biển này. + Cửa biển Bạch Đằng rộng hơn 2 dặm, ở đó có nhiều núi cao, cây 0,25 1 (2,0 điểm) cối um tùm che lấp bờ sông. + Hạ lưu sông Bạch Đằng thấp, độ dốc không cao nên chịu ảnh hưởng của thủy triều khá mạnh, chênh lệch mực nước thủy triều khi 0,25 cao nhất và thấp nhất là khoảng 3 mét. => Cửa sông Bạch Đằng có địa thế hiểm trở, thuận lợi cho việc tổ 0,25 chức trận địa mai phục quân địch. * Khó khăn của quân Nam Hán: 0,25 + Quân Nam Hán đi đường xa, mệt mỏi, không hợp thủy thổ, khí hậu. 0,5 + Quân Nam Hán không thông thuộc địa hình; khó nắm được thời gian và mực nước trên sông Bạch Đằng khi thủy triều lên/xuống. + Kiều Công Tiễn đã bị giết, quân Nam Hán mất lực lượng nội ứng. 0,25 a) Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất (chỉ chiếm 5%) nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì, chất hữu cơ là: 0,75 - Nguồn thức ăn dồi dào, dinh dưỡng cho cây trồng. - Cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất. 2 (3,0 điểm) b) Ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công 0,75 nghiệp hoặc du lịch) * Đối với sản xuất nông nghiệp - Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của tự 0,75 nhiên vì cây trồng và vật nuôi là đối tượng của sản xuất nông nghiệp. Trang | 8
  9. - Cây trồng, vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí, thích hợp. 0,75 * Đối với sản xuất công nghiệp - Các loại tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động. - Các loại tài nguyên khác như thủy, hải sản, động vật sống, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp khai thác và chế biến. * Đối với du lịch - Cảnh quan địa hình, khí hậu thuận lợi hay hạn chế du lịch phát triển. - Sông, hồ tạo ra cảnh quan đẹp, phát triển du lịch trải nghiệm, sinh thái và nghỉ dưỡng, 3. Đề số 3 ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 KNTT- TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG- ĐỀ 03 Phần 1: Trắc nghiệm 1. Đô thị nào dưới đây là một trong những tring tâm chính trị, kinh tế quan trọng của Vương quốc Phù Nam? A. Pa-lem-bang. B. Pi-rê. C. Óc Eo. D. Trà Kiệu. 2. Tên gọi ban đầu của vương quốc Chăm-pa là gì? A. Pa-lem-bang. B. Lâm Ấp. C. Chân Lạp. D. Nhật Nam. 3. Chức quan nào đứng đầu An Nam Đô hộ phủ của nhà Đường? A. Thái thú. B. Thứ sử. C. Tiết độ sứ. D. Huyện lệnh. 4. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc? A. Chế tạo đồ thủy tinh. B. Làm đồ gốm. Trang | 9
  10. C. Đúc trống đồng. D. Sản xuất muối. 5. Chữ Môn cổ được sáng tạo ra dựa trên cơ sở của hệ chữ viết nào dưới đây? A. Chữ Phạn. B. Chữ Pa-li. C. Chữ La-tinh. D. Chữ Hán. 6. Nguyên nhân cơ bản nhiệt độ Trái Đất hiện nay ngày càng tăng lên là do A. hiệu ứng nhà kính. B. sự suy giảm sinh vật. C. mưa acid, băng tan. D. ô nhiễm môi trường. 7. Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của con người là A. địa hình, sinh vật, nguồn vốn và khí hậu. B. khí hậu, địa hình, nguồn nước và đất đai. C. nguồn nước, dân số, khí hậu và địa hình. D. đất đai, nguồn vốn, dân số và chính sách. 8. Siêu đô thị nào sau đây không thuộc châu Á? A. Cai-rô. B. Niu Đê-li. C. Tô-ky-ô. D. Mum-bai. 9. Nhân tố nào sau đây là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất? A. Đá mẹ. B. Địa hình. C. Khí hậu. D. Sinh vật. 10. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây? A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh. B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh. C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh. D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh. Phần 2: Tự luận Câu 1: Trình bày sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Trang | 10
  11. Câu 2: Liệt kê một số biện pháp bảo vệ rừng nhiệt đới. Câu 3: Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Vương quốc Chăm-pa. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần 1: Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B C A B A B A A A Phần 2: Tự luận Câu 1: Đới nóng - Nhiệt độ cao. - Cảnh quan thiên nhiên thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào chế độ mưa. - Giới thực, động vật hết sức đa dạng, phong phú. Đới ôn hòa - Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. - Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo mùa. - Cảnh quan thay đổi theo vĩ độ, ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây ôn đới. Đới lạnh - Khí hậu vô cùng khắc nghiệt, tầng đất đài nguyên mỏng. - Thực vật thấp lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các loại cây thân thảo tồn tại trong mùa hạ ngắn ngủi, tạo nên quang cảnh đài nguyên. - Động vật là các loài thích nghi được với khí hậu lạnh như gấu trắng, chim cánh cụt, Sơ đồ tư duy sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất Câu 2: Cần có hành động cụ thể để bảo vệ rừng nhiệt đới như: Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng một cách tiết kiệm và hợp lí Bảo vệ và phát triển rừng Câu 3: - Chữ viết Sáng tạo ra chữ viết riêng cho dân tộc mình là thành tựu văn hoá nổi bật của người Chăm. Sau một thời gian mượn chữ Phạn để ghi chép, từ thế kỉ thứ IV, người Chăm đã cải biên chữ viết của người Án Độ để tạo thành hệ thống chữ Chăm cổ. - Tín ngưỡng, tôn giáo Người Chăm xưa theo nhiều tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời, thần Núi, thần Nước, thần Lúa, ) và du nhập một số tôn giáo lớn từ bên ngoài (Phật giáo và Ấn Độ giáo, ) Trang | 11
  12. Sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo góp phần tạo ra những thành tựu đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa. Nhiều di sản tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay như Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) và nhiều đền tháp Chăm khác ở ven biển miền Trung nước ta. - Xã hội Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm đã minh chứng cho sự phong phú về đời sống văn hoá tinh thần của người Chăm xưa. Các lễ hội thường mang ý nghĩa nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, xã hội yên bình và hưng thịnh tiêu biểu nhất là lễ hội Ka-tê. Trang | 12