Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lam Sơn (Có đáp án)

ĐỀ THI SỐ 1 
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)  
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: 
Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà 
đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: 
- Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? 
- Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó 
chịu lắm các cháu ạ! 
Ðàn kiến con vội nói: 
- Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! 
Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào 
dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà 
kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu. 
(Truyện Đàn kiến con ngoan quá) 
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? 
Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn “Bà kiến lại cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.” sử dụng biện pháp tu từ 
nào? 
Câu 3 (1,0 điểm): Trong đoạn trích trên, em thấy đàn kiến con có phẩm chất gì đáng quý? 
Câu 4 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên?
pdf 8 trang Bảo Hà 20/02/2023 5900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lam Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2021_2022_truong_t.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Lam Sơn (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 TRƯỜNG THCS NĂM HỌC 2021 - 2022 LAM SƠN Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Bà kiến đã già, một mình ở trong cái tổ nhỏ dưới mô đất, vừa chật hẹp, vừa ẩm ướt. Mấy hôm nay, bà đau ốm cứ rên hừ hừ. Ðàn kiến con đi tha mồi, qua nhà bà kiến, nghe tiếng bà rên liền chạy vào hỏi thăm: - Bà ơi, bà làm sao mà kêu rên vậy? - Ôi cái bệnh đau khớp nó hành hạ bà khổ quá đi mất! Nhà bà ở đây lại ẩm ướt, thiếu ánh nắng, khó chịu lắm các cháu ạ! Ðàn kiến con vội nói: - Thế thì để chúng cháu đưa bà đi sưởi nắng nhé! Một con kiến đầu đàn chỉ huy đàn kiến con, tha về một chiếc lá đa vàng mới rụng, cả đàn xúm vào dìu bà ngồi lên chiếc lá đa, rồi lại cùng ghé vai khiêng chiếc lá đến chỗ đầy ánh nắng và thoáng mát. Bà kiến cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu. (Truyện Đàn kiến con ngoan quá) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 2 (0,5 điểm): Câu văn “Bà kiến lại cảm thấy thật khoan khoái, dễ chịu.” sử dụng biện pháp tu từ nào? Câu 3 (1,0 điểm): Trong đoạn trích trên, em thấy đàn kiến con có phẩm chất gì đáng quý? Câu 4 (1,0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Qua câu chuyện trên, theo em mỗi học sinh cần phải làm gì để thể hiện tình yêu thương trong cuộc sống (viết đoạn văn ngắn 5-7 dòng). Câu 2 (5,0 điểm) Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
  2. I. ĐỌC HIỂU Câu 1. - Ngôi kể: Thứ ba Câu 2. - Biện pháp tu từ : Nhân hóa. Câu 3. Phẩm chất đáng quý của đàn kiến: - Biết quan tâm, giúp đỡ người khác - Giàu tình yêu thương, tinh thần đoàn kết cao. Câu 4. Nội dung chính của đoạn trích: Bà kiến già bị ốm và được đàn kiến con đến hỏi thăm, giúp đỡ nên bà kiến cảm thấy được dễ chịu, khoan khoái. * Hướng dẫn chấm: + Mức tối đa: Trả lời đúng hết các ý trên. + Mức chưa tối đa: Tùy từng trả lời của HS mà cho điểm phù hợp. + Mức không đạt: Có câu trả lời khác hoặc không có câu trả lời II. LÀM VĂN Câu 1. a. Đảm bảo thể thức đoạn văn b. Xác định đúng nội dung c. Triển khai đoạn văn HS có thể trình bày theo các gợi ý sau: + Chia sẻ vật chất: ủng hộ lương thực, quần áo, sách vở + Chia sẻ tinh thần: hỏi thăm, động viên, an ủi d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo có quan điểm riêng, suy nghĩ mới, sâu sắc Câu 2. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai b. Xác định đúng vấn đề của đề bài: Kiểu bài văn tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm. c. Triển khai vấn đề - HS cần đảm bảo các ý cơ bản sau: * Mở bài - Giới thiệu chung về trải nghiệm sẽ được kể. * Thân bài - Kể diễn biến của trải nghiệm theo trình tự hợp lý (thời gian, không gian ) - Câu chuyên xảy ra ở đâu? Khi nào? Những nhân vật liên quan? - Những sự việc đã xảy ra? - Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy? - Cảm xúc và ý nghĩa của người viết khi kể lại câu chuyện? * Kết bài - Khẳng định ý nghĩa của trải nghiệm và mong muốn của bản thân. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa. e. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo có quan điểm riêng, suy nghĩ mới, sâu sắc. ĐỀ THI SỐ 2 I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: “Mẹ tôi không phải không có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn mình thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng ? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì người khác đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.” (SGK Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1: (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? Câu 2: (0.5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 3: (1.0 điểm) Xác định trạng ngữ có trong câu văn sau? Và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ đó?
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai “Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng.” Câu 4: (1,0 điểm) . Nêu nội dung chính của đoạn văn trên ? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1: (2.0 điểm ) Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ ) Trình bày suy nghĩ của em về sự khác biệt và gần gũi ? Câu 2: (5.0 điểm ) . Đóng vai nhân vật người em, kể lại truyện “cây khế” ? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Câu 1. - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2. - Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Xem người ta kìa.” - Tác giả Lạc Thanh. Câu 3. - “Vì lẽ đó” là trạng ngữ chỉ mục đích. - “Xưa nay” là trạng ngữ chỉ thời gian. Câu 4. - Mẹ tôi có lý khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Bởi trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Nhiều người xuất chúng nhờ noi gương. II. LÀM VĂN Câu 1. HS viết đoạn văn: Trình bày về Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống . a. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn nghị luận: b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Đặt vấn đề về Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống + Khác biệt : là đặc điểm riêng về thể chất và tâm hồn. + Gần gũi: là những nét chung những điểm giống nhau và gần giống nhau. - Biểu hiện khác biệt và gần gũi trong đời sống: + Biểu hiện khác biệt trong đời sống: : mỗi người có một cuộc sống riêng, một nhân sinh quan riêng và một tính cách khác hoàn toàn những người còn lại. Có người giỏi về thể thao, có người giỏi về trí não, người lao động chân tay, người lao động trí óc; có người sống tự tin, có người sống khép kín + Biểu hiện gần gũi trong đời sống: : Thông minh, giỏi giang, tin yêu, tôn trọng, thành đạt, thành công - Ý nghĩa: + Khác biệt: Tạo cuộc sống muôn màu muôn vẻ,vô tận và hấp dẫn lạ lùng. Đó là phần đáng quý, đáng trân trọng, đó là cái không bị hòa tan khi ta hòa nhập ở mỗi người . Nếu mỗi người đều nhận thức được sự khác biệt của mình và biến nó thành điểm mạnh sẽ góp phần xây đắp cho xã hội cũng như giá trị cuộc sống của bản thân ngày càng tốt hơn. + Gần gũi: những nét chung ,gần gũi của chúng ta trong cuộc sống để chúng ta thấu hiểu, hợp tác và chia sẻ. - Bài học nhận thức hành động. d. Sáng tạo: HS có thể có sáng tạo riêng khi viết đoạn văn cảm nhận. Câu 2. a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: Học sinh biết cách làm bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích. Bố cục rõ ràng, mạch lạc. Lựa chọn ngôi kể thứ nhất, kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh trong bài. b. Xác định đúng vấn đề tự sự: Đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích. c. Yêu cầu kiến thức: Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện, nhưng phải dựa vào truyện cổ tích Cây Khế. Các sự việc logic, lời thoại hợp lý Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: A. Mở bài: Đóng vai nhân vật tự giới thiệu về mình và câu chuyện định kể. B. Thân bài: - Hoàn cảnh xuất thân: - Diễn biến chính của câu chuyện: ( Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất. Chú ý đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm; nhận xét, đánh giá, so sánh vào trong từng đoạn của bài)
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai C. Kết bài: Nêu kết thúc câu chuyện và bài học được rút ra từ câu chuyện hoặc gửi gắm thông điệp. d. Sáng tạo: Học sinh có cách diễn đạt độc đáo, linh hoạt, mới mẻ, phù hợp. e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ THI SỐ 3 I. ĐỌC – HIỂU Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện yêu cầu sau: “Không phải vô cớ mà mẹ tôi yêu cầu tôi phải lấy người khác làm tiêu chuẩn để làm theo. Trong cuộc sống, con người có rất nhiều điểm giống nhau. Ai mà không muốn trở nên thông minh và tài năng? Ai mà không muốn được tin tưởng, yêu thương và tôn trọng? Ai mà không muốn thành công? Thành công của một người có thể là mong muốn của người khác. Vì vậy, nhiều người trong quá khứ đã vượt lên chính mình bằng cách noi gương những cá nhân ưu tú. Nếu muốn giống người khác, người khác trong hình tượng của anh ấy phải là một người hoàn hảo, mười phân vẹn mười ”. (SGK Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 2 Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Câu 3. Xác định trạng ngữ trong câu dưới đây? Và cho tôi biết ý nghĩa của chiếc phong bì này? “Vì vậy, nhiều người trong quá khứ đã vượt lên chính mình bằng cách noi gương những nhân cách lỗi lạc”. Câu 4. Tình huống Ý chính của đoạn văn trên là gì? II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về sự khác biệt và gần gũi? Câu 2. (5,0 điểm) . Hãy đóng vai người em kể lại câu chuyện “Cây khế”? HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1. – Phong cách thể hiện chính: Chính luận Câu 2. – Đoạn văn trên trích từ văn bản: “Nhìn người” – Tác giả Lạc Thanh. Câu 3.
  7. “Do đó” là một trạng từ chỉ mục đích. “Ngày xửa ngày xưa” là trạng từ chỉ thời gian. Câu 4. Mẹ tôi có quyền yêu cầu tôi lấy người khác làm tiêu chuẩn để làm theo. Bởi vì tất cả mọi người trên thế giới này đều có rất nhiều điểm chung. Nhiều người thành công nhờ làm theo một ví dụ. II. LÀM VĂN Câu 1. -Đảm bảo tạo một đoạn văn lập luận -Xác định đúng vấn đề: Sự khác biệt và điểm giống nhau của con người trong cuộc sống -Sự khác biệt và gần gũi của con người trong cuộc sống -Sắp xếp hợp lí nội dung bài viết: Sử dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Phần có thể được viết: -Đặt câu hỏi về sự khác biệt và tình cảm của mọi người trong cuộc sống Biểu hiện của sự khác biệt và gần gũi trong cuộc sống: + Những Biểu Hiện Khác Nhau Trong Cuộc Sống: Mỗi người có một cuộc sống riêng biệt, một cách nhìn nhận cuộc sống khác nhau và một tính cách hoàn toàn khác với những người khác. Có những người giỏi thể thao, có những người thông minh, có những người vận động cơ tay và trí não; Có người sống khép kín, có người lại sống khép kín + Biểu hiện của tri kỉ trong cuộc sống: Thông minh, tài năng, tự tin, được yêu mến, kính trọng, thành đạt, thành đạt Ý nghĩa: + Sự khác biệt: Tạo nên một cuộc sống muôn màu, bất tận và hấp dẫn đến lạ kỳ. Nó là những gì đáng quý, nó là những gì đáng quý, những gì không mất đi khi chúng ta hòa nhập với mỗi con người. Nếu mọi người nhận thức được sự khác biệt của bản thân và coi đó là sức mạnh, họ sẽ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn đồng thời nâng cao giá trị cuộc sống của chính họ. + Gần gũi: Những nét chung và gần gũi của chúng ta trong cuộc sống để hiểu chúng ta, cộng tác và chia sẻ. Câu 2. Đóng vai anh trai, kể lại câu chuyện. Cây Khế. a. Cấu trúc của bố cục văn tự sự: +Học sinh biết cách lập bố cục theo vai nhân vật kể chuyện cổ tích. +Bố cục rõ ràng và nhất quán. +Chọn ngôi kể thứ nhất, kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm +Nhận xét, đánh giá, so sánh trong bài viết. b. Nêu chính xác vấn đề của văn tự sự: Đóng vai nhân vật kể câu chuyện cổ tích. Kiến thức cần đạt:
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Học sinh có nhiều cách xây dựng cốt truyện nhưng phải dựa vào truyện ngụ ngôn Cây Khế. Sự kiện logic, đối thoại logic Học sinh có thể giải quyết vấn đề theo các cách sau: Mở bài: Đóng vai nhân vật giới thiệu bản thân và câu chuyện mà anh ta muốn kể. Thân bài: +Nguồn gốc +Tình tiết chính của truyện (Ngôi kể ở ngôi thứ nhất số ít. Chú ý đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm, nhận xét, đánh giá, so sánh vào từng đoạn của bài) Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện và bài học rút ra từ câu chuyện hoặc thông điệp.