Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1. Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau: 
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về 
Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm 
như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch 
giữa những đầu sóng… 
A. Hai 
B. Ba 
C. Bốn 
D. Năm 
Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ? 
A. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp 
B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước 
và phần trung tâm 
C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ 
sau

D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần 
trước, phần trung tâm, phần sau 
Câu 3. Đâu không phải giá trị nghệ thuật của văn bản “Đêm nay Bác không 
ngủ”? 
A. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt 
B. Hình ảnh, chi tiết chân thực, giản dị 
C. Nhân vật được cường điệu hóa, hiện lên sinh động, hấp dẫn 
D. Thể thơ 5 chữ gần gũi, dễ dàng bộc lộ cảm xúc 

pdf 13 trang Bảo Hà 13/06/2023 1180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_de_so_6_co_huon.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Đề số 6 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 6 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1. Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau: Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ? A. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau 1
  2. D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau Câu 3. Đâu không phải giá trị nghệ thuật của văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”? A. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt B. Hình ảnh, chi tiết chân thực, giản dị C. Nhân vật được cường điệu hóa, hiện lên sinh động, hấp dẫn D. Thể thơ 5 chữ gần gũi, dễ dàng bộc lộ cảm xúc Câu 4. Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 5. Nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là gì? A. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc B. Sử dụng nhuần nhuyễn kho tàng văn học dân gian Việt Nam C. Sáng tạo tình huống truyện D. Lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục Câu 6. Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác 2
  3. Câu 7. Nhận định nào không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Truyện viết cho thiếu nhi B. Truyện viết về loài vật C. Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử D. Truyện đề cao tình cảm gia đình Câu 8. Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa Câu 9. Trạng ngữ là gì? A. Là thành phần chính của câu B. Là thành phần phụ của câu C. Là biện pháp tu từ trong câu D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt Câu 10. Việc Dế Mèn trêu chị Cốc đã dẫn đến hậu quả gì? A. Dế Mèn bị phá tổ B. Dế Choắt và chị Cốc không còn chơi với Dế Mèn C. Dế Mèn bị thương do chị Cốc mổ D. Dế Choắt chết Câu 11. Đâu là khái niệm đúng nhất về thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề? 3
  4. A. Bày tỏ ý kiến của mình, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh B. Lắng nghe ý kiến của mọi người để thay đổi bản thân C. Đưa ra quan điểm để thay đổi ý kiến theo suy nghĩ của mình D. Bác bỏ các ý kiến của mọi người. Câu 12. Việc thảo luận nhóm nhỏ thường được áp dụng trong những môi trường nào? A. Trong học tập B. Trong cuộc sống sinh hoạt C. Trong công việc D. Tất cả đáp án trên Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu và cho biết trạng ngữ đó chỉgì? a. Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội b. Những ngày đẹp trời, buổi sáng, bồ câu bay ra từng đàn. c. Để đạt được thành tích cao trong kì thi sắp tới, Lâm đã khôngngừng cố gắng. d. Vì bị ốm, Mai đã phải nghỉ buổi học thêm Toán. Câu 2. Viết bài văn tả lại một giờ ra chơi (hoặc một giờ học) mà em hứng thú. 4
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau: Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về cụm danh từ Lời giải chi tiết: Có bốn cụm danh từ trong đoạn văn => Đáp án: C Câu 2 (0.25 điểm): Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ? A. Cụm danh từ có mô hình cấu trúc phức tạp B. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình gồm 2 phần: phần phụ trước và phần trung tâm C. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có 2 phần: phần trung tâm và phần phụ sau 5
  6. D. Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về cụm danh từ Lời giải chi tiết: Cụm danh từ là loại tổ hợp danh từ có mô hình cấu trúc gồm 3 phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau => Đáp án: D Câu 3 (0.25 điểm): Đâu không phải giá trị nghệ thuật của văn bản “Đêm nay Bác không ngủ”? A. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt B. Hình ảnh, chi tiết chân thực, giản dị C. Nhân vật được cường điệu hóa, hiện lên sinh động, hấp dẫn D. Thể thơ 5 chữ gần gũi, dễ dàng bộc lộ cảm xúc Phương pháp giải: Nhớ lại giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ Lời giải chi tiết: Nhân vật được cường điệu hóa, hiện lên sinh động, hấp dẫn không => Đáp án: C Câu 4 (0.25 điểm): Khi sử dụng từ mượn Hán Việt cần chú ý tới ngữ cảnh sử dụng, mục đích và đối tượng giao tiếp, tránh việc lạm dụng từ Hán Việt, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Phương pháp giải: 6
  7. Vận dụng kiến thức về từ mượn để nêu ý kiến Lời giải chi tiết: Đúng => Đáp án: A Câu 5 (0.25 điểm): Nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật? là gì? A. Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc B. Sử dụng nhuần nhuyễn kho tàng văn học dân gian Việt Nam C. Sáng tạo tình huống truyện D. Lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục Phương pháp giải: Nhớ lại giá trị nghệ thuật của văn bản Lời giải chi tiết: Nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản là lập luận chặt chẽ cùng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục => Đáp án: D Câu 6 (0.25 điểm): Bài học rút ra từ truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác B. Trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua được tính ích kỉ cá nhân D. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung truyện và rút ra bài học 7
  8. Lời giải chi tiết: Bài học: trân trọng và vui mừng trước những thành công của người khác. => Đáp án: B Câu 7 (0.25 điểm): Nhận định nào không đúng về truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Truyện viết cho thiếu nhi B. Truyện viết về loài vật C. Truyện mượn tình huống để đưa ra bài học ứng xử D. Truyện đề cao tình cảm gia đình Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung truyện Lời giải chi tiết: Truyện viết về loài vật => Đáp án: B Câu 8 (0.25 điểm): Lý do nào cho thấy anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện Bức tranh của em gái tôi? A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh D. Truyện kể về người anh, cô em có tài hội họa Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung văn bản Lời giải chi tiết: 8
  9. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh => Đáp án: C Câu 9 (0.25 điểm): Trạng ngữ là gì? A. Là thành phần chính của câu B. Là thành phần phụ của câu C. Là biện pháp tu từ trong câu D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về trạng ngữ Lời giải chi tiết: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu => Đáp án: B Câu 10 (0.25 điểm): Việc Dế Mèn trêu chị Cốc đã dẫn đến hậu quả gì? A. Dế Mèn bị phá tổ B. Dế Choắt và chị Cốc không còn chơi với Dế Mèn C. Dế Mèn bị thương do chị Cốc mổ D. Dế Choắt chết Phương pháp giải: Nhớ lại diễn biến truyện Lời giải chi tiết: Việc Dế Mèn trêu chị Cốc đã dẫn đến việc Dế Choắt chết => Đáp án: D 9
  10. Câu 11 (0.25 điểm): Đâu là khái niệm đúng nhất về thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề? A. Bày tỏ ý kiến của mình, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh B. Lắng nghe ý kiến của mọi người để thay đổi bản thân C. Đưa ra quan điểm để thay đổi ý kiến theo suy nghĩ của mình D. Bác bỏ các ý kiến của mọi người. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Bày tỏ ý kiến của mình, lắng nghe và chia sẻ góc nhìn với những người xung quanh => Đáp án: A Câu 12 (0.25 điểm): Việc thảo luận nhóm nhỏ thường được áp dụng trong những môi trường nào? A. Trong học tập B. Trong cuộc sống sinh hoạt C. Trong công việc D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Tất cả đáp án trên 10
  11. => Đáp án: D Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Gạch chân dưới trạng ngữ trong câu và cho biết trạng ngữ đó chỉgì? a. Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội b. Những ngày đẹp trời, buổi sáng, bồ câu bay ra từng đàn. c. Để đạt được thành tích cao trong kì thi sắp tới, Lâm đãngừng không cố gắng. d. Vì bị ốm, Mai đã phải nghỉ buổi học thêm Toán. Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về trạng ngữ để trả lời Lời giải chi tiết: a. Dưới dòng sông, đàn cá đang tung tăng bơi lội => Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ nơi chốn. b. Những ngày đẹp trời, buổi sáng, bồ câu bay ra từng đàn. => Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ thời gian. c. Để đạt được thành tích cao trong kì thi sắp tới, Lâm đã không ngừng cố gắng. => Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉ mục đích d. Vì bị ốm, Mai đã phải nghỉ buổi học thêm Toán. => Trạng ngữ trong câu được dùng để chỉnguyên nhân Câu 2 (5 điểm): Viết bài văn tả lại một giờ ra chơi (hoặc một giờ học) mà em hứng thú. Phương pháp giải: 11
  12. 1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu trường em, cảnh sân trường em vào giờ rachơi. 2. Thân bài a. Cảnh sân trường trước giờ ra chơi. b. Sân trường vào giờ ra chơi. 3. Kết bài - Nêu cảm nghĩ, tình cảm của bản thân về giờ ra chơi. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Nhiều người từng nói rằng quãng thời gian được cắp sách đến trường làquãng thời gian hạnh phúc nhất. Đối với em, trong quãng thời gian hạnh phúc ấy,điều khiến em yêu và nhớ nhiều là khoảnh khắc sau mỗi giờ học, chúng em đượcra chơi. Hàng ngày, cứ sauỗi m tiết học, chúng em lại có một giờ ra chơi thật bổích. Bầu trời trong xanh, gió mát. Những đám mây trắng như trôi lơ lửng trên tầng không. Ông Mặt Trời đã chiếu những tia nắng vàng ươm trải khắpsân trường, xen qua từng tán lá. Chúng em đang học, một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Từ các lớp, học sinh ùa ra sân trường như một bầy ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ bỗng trở nên đông đúc, ồn ào, nhộn nhịp. Chúng em chia ra từng nhóm nhỏ và các trò chơi bắt đầu diễn ra. Ở gần gốc cây bàng là tốp các bạn nữ đang chơi nhảy dây. Chiếc dâyquật xuống đất kêu đen đét, chân các bạn nhảy thoăn thoắt, ai cũng muốn phần thắng về đội mình nên ra sức nhảy. Còn chỗ kia có gì mà đông thế nhỉ? Thì ralàcác bạn nam đang chơi kéo co. Ai nấy bám chặt vào dây thừng, ghì chân xuống đất, lấy hết sức lực của mình để kéo phần dây về bên đội mình. Các bạn cổđộngviên nhiệt tình nhất đang cổ vũ ầm ĩ, vỗ tay kêu lớn: "Cố lên! Cố lên ". Những tiếng reo hò như tiếp thêm sức mạnh cho các bạn nam. Bỗng các cổ động viên reo lên 12
  13. "Hoan hô! Lớp 6G thắng rồi". Những tiếng vỗ lay bôm bốp vang lên, mấy bạn đội thắng ôm nhau sung sướng. Còn ở góc sân là hai bạn Dũng và Lylớp em đang chơi đá cầu. Quả cầu được các bạn đá lên đá xuống tưởng như không baogiờ rơi. Ở trên hành lang, mấy nhóm bạn gái chừng như đang thảo luận cái gìđó. Chắc các bạn đang thảo luận bài toán khómà cô giáo mới cho chăng? Chỗ kia có gì mà các bạn xem thế nhỉ? Ra là hai bạn nam đang chơi cờ vua. Một bạnnói: "chiếu tướng này", bạn kia đang ngơ ngác thì các bạn xung quanh đã reo lên "Nam thắng rồi! Hoan hô!". Tất cả đang say sưa nô đùa thoả thích, bỗng một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã hết. Chúng em vào lớp, đầu óc thoải mái khiến cho việc tiếp thu bàihọc càng nhanh hơn. Những giờ ra chơi bổ ích đã giúp chúng em hào hứng hơn rất nhiều trong học tập. Và những giờ ra chơi ấy đã lưu giữ những khoảnh khắc tuyệtvời của tuổi thơ chúng em, khiến cho tình bạn chúng em xích lại gần nhau hơnnữa. 13