Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 7 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

Câu 1. Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, 
chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ đâu? 
A. Đọc sách, báo 
B. Tìm hiểu các trang web 
C. Tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè 
D. Tất cả đáp án trên 
Câu 2. Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì? 
A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau 
B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau 
C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt 
D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp
pdf 14 trang Bảo Hà 13/06/2023 460
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 7 (Có hướng dẫn giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_2_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_de_so.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 2 Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 7 (Có hướng dẫn giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 2 – ĐỀ SỐ 7 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 BỘ SÁCH: CHÂN TRỜI SÁNG TẠO Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Câu 1. Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ đâu? A. Đọc sách, báo B. Tìm hiểu các trang web C. Tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè D. Tất cả đáp án trên Câu 2. Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì? A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp Câu 3. Từ mượn là từ như thế nào? A. Do nhân dân tự sáng tạo ra B. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài C. Được xuất hiện trong từ điển 1
  2. D. Không có trong từ điển Câu 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất trật tự của câu văn “Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân” A. Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị B. Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng cụm chủ - vị C. Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị D. Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị Câu 5. Khi ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu B. Có thể thêm thắt các ý ngoài nội dung cho sinh động C. Ghi thật đầy đủ từng từ ngữ mà người nói đã trình bày D. Chỉ cần ghi những đoạn mình ấn tượng Câu 6. Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là: A. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ B. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video C. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh D. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói Câu 7. Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì? 2
  3. A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san D. Tất cả đáp án trên Câu 8. Thuyết minh là gì? A. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật B. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó C. Trình bày diễn biến một vụ việc D. Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó Câu 9. Bài thơ Mây và sóng được viết bằng ngôn ngữ nào? A. Tiếng Anh B. Ben-gan C. Hin-đi D. Tiếng Đức Câu 10. Tuổi thơ tôi là văn bản thuộc thể loại? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kịch Câu 11. Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào? Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ A. Chuyện cổ nước mình 3
  4. B. Mây và sóng C. Những cánh buồm D. Hoa bìm Câu 12. Đâu là nhận xét đúng nhất về người ông trong văn bản Con muốn làm một cái cây? A. Hiền lành, yêu thương con cháu B. Khéo léo và có nhiều kiến thức về cây cối C. Nghiêm nghị đối với con cháu D. Hung dữ, nóng tính Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Câu 2. Kể lại một kỉ niệm để lại trong em nhiều ấn tượng nhất. 4
  5. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I: Câu 1 (0.25 điểm): Khi thu thập tư liệu cho bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống, chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu từ đâu? A. Đọc sách, báo B. Tìm hiểu các trang web C. Tham khảo thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Nhớ lại kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Tất cả đáp án trên => Đáp án: D Câu 2 (0.25 điểm): Điểm giống và khác nhau giữa hai phần của bài thơ Mây và sóng là gì? A. Đều có số dòng thơ bằng nhau nhưng cách xây dựng hình ảnh khác nhau B. Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau C. Có trình tự tường thuật khác nhau nhưng có cùng nội dung biểu đạt D. Có trình tự tường thuật giống nhau nhưng ý và lời không trùng lặp Phương pháp giải: Nhớ lại nội dung bài thơ 5
  6. Lời giải chi tiết: Đều có cách tổ chức lời thơ giống nhau nhưng trình tự tường thuật khác nhau => Đáp án: B Câu 3 (0.25 điểm): Từ mượn là từ như thế nào? A. Do nhân dân tự sáng tạo ra B. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài C. Được xuất hiện trong từ điển D. Không có trong từ điển Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học về từ mượn Lời giải chi tiết: Từ mượn là từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài => Đáp án: B Câu 4 (0.25 điểm): Dòng nào dưới đây nêu đúng nhất trật tự của câu văn “Chống tay lên trán, chị như nghĩ ngợi phân vân” A. Cụm từ chỉ cách thức của hành động đứng trước cụm chủ - vị B. Cụm từ chứa vấn đề được bàn bạc trong câu đứng cụm chủ - vị C. Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị D. Cụm từ chỉ đặc điểm của nhân vật đứng trước cụm chủ - vị Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về trật tự câu Lời giải chi tiết: 6
  7. Cụm từ chỉ hành động đặt trước cụm chủ - vị => Đáp án: C Câu 5 (0.25 điểm): Khi ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu B. Có thể thêm thắt các ý ngoài nội dung cho sinh động C. Ghi thật đầy đủ từng từ ngữ mà người nói đã trình bày D. Chỉ cần ghi những đoạn mình ấn tượng Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Khi ghi chép tóm tắt nội dung trình bày của người khác, chúng ta cần lưu ý căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu => Đáp án: A Câu 6 (0.25 điểm): Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là: A. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ B. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video C. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh D. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói Phương pháp giải: 7
  8. Vận dụng kiến thức đã học Lời giải chi tiết: Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ => Đáp án: A Câu 7 (0.25 điểm): Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì? A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san D. Tất cả đáp án trên Phương pháp giải: Nhớ lại chức năng của dấu ngoặc kép Lời giải chi tiết: Tất cả đáp án trên => Đáp án: D Câu 8 (0.25 điểm): Thuyết minh là gì? A. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật B. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó C. Trình bày diễn biến một vụ việc D. Bày tỏ quan điểm về đối tượng nào đó Phương pháp giải: Nhớ lại khái niệm thuyết minh 8
  9. Lời giải chi tiết: Thuyết minh là giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật => Đáp án: A Câu 9 (0.25 điểm): Bài thơ Mây và sóng được viết bằng ngôn ngữ nào? A. Tiếng Anh B. Ben-gan C. Hin-đi D. Tiếng Đức Phương pháp giải: Nhớ lại thông tin về bài thơ Lời giải chi tiết: Bài thơ Mây và sóng được viết bằng ngôn ngữ Ben-gan => Đáp án: B Câu 10 (0.25 điểm): Tuổi thơ tôi là văn bản thuộc thể loại? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Hồi kí D. Kịch Phương pháp giải: Nhớ lại đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: 9
  10. Thể loại hồi kí => Đáp án: C Câu 11 (0.25 điểm): Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào? Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ A. Chuyện cổ nước mình B. Mây và sóng C. Những cánh buồm D. Hoa bìm Phương pháp giải: Đọc kĩ các văn bản và lựa chọn phù hợp Lời giải chi tiết: Đề bài trên hợp với văn bản Những cánh buồm => Đáp án: C Câu 12 (0.25 điểm): Đâu là nhận xét đúng nhất về người ông trong văn bản Con muốn làm một cái cây? A. Hiền lành, yêu thương con cháu B. Khéo léo và có nhiều kiến thức về cây cối C. Nghiêm nghị đối với con cháu D. Hung dữ, nóng tính Phương pháp giải: Nhớ lại nhân vật ông trong văn bản Lời giải chi tiết: Nhân vật người ông hiền lành, yêu thương con cháu 10
  11. => Đáp án: A Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Phương pháp giải: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Gợi ý: Từ ngàn xưa, tình cảm thầy trò vẫn luôn được tôn kính, được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta nên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nòa cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt. Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống. Không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cho ta đôi cánh ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp để ta vững bước bay tới mọi phương trời mới. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho học trò. Những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này. Bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô 11
  12. giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người. Chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó. Qua đây, mỗi chúng ta cần rút ra cho mình bài học nhận thức sâu sắc: cần biết yêu mến, quý trọng thầy cô và luôn nuôi dưỡng truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Dù năm tháng có đổi thay, có thể lớp bụi thời gain che mờ đi phần nào cuộc sống nhưng tình cảm với thầy cô hãy giữ nguyên vẹn trong tim sự kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất. Câu 2 (5 điểm): Kể lại một kỉ niệm để lại trong em nhiều ấn tượng nhất. Phương pháp giải: 1. Mở bài - Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ - Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó 2. Thân bài - Miêu tả sơ vài nét về người có liên quan đến kỉ niệm của em. + Hình dạng + Tuổi tác + Đặc điểm mà bạn ấn tượng + Tính cách và cách cư xử của người đó - Giới thiệu kỉ niệm + Đây là kỉ niệm buồn hay vui? + Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào? 12
  13. - Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện + Kỉ niệm đó liên quan đến ai? + Người đó như thế nào? - Diễn biến của câu chuyện + Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào? + Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện? + Thái độ, tình cảm của nhân vật trong truyện? - Kết thúc câu chuyện + Câu chuyện kết thúc như thế nào? + Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện? 3. Kết bài Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp đã cho em một bài học quý giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm nay. Lời giải chi tiết: Gợi ý dàn bài: Kể về một kỉ niệm được khen 1. Mở bài - Giới thiệu về kỉ niệm ấn tượng sẽ kể (Cuối tuần vừa rồi, trong tiết sinh hoạt lớp, em đã được cô giáo tuyên dương trước lớp vì hành động đẹp của mình). 2. Thân bài - Hoàn cảnh và diễn biến: 13
  14. + Hôm đó, khi đang đi chơi trên sân trường thì em phát hiện một chiếc ví nhỏ nằm trong bồn hoa + Cầm lên xem, em thấy trong đó có rất nhiều tiền mặt, các loại thẻ và giấy tờ cá nhân của một người tên là Kim D. + Đó là lần đầu em được cầm trên tay số tiền nhiều đến vậy, sự hấp dẫn vô cùng lớn. + Tuy nhiên, em đã chống lại được những suy nghĩ xấu và mang chiếc ví đến gặp cô chủ nhiệm. + Khi nghe em trình bày xong, cô đã mỉm cười và khen em là học sinh tốt, trung thực. + Ngày hôm sau, chủ nhân chiếc ví đã được tìm thấy, đó là một vị phụ huynh đến đón con, do không cẩn thận đã làm rơi ví ra ngoài. - Kết quả: + Cô ấy có tìm đến cảm ơn em, ngỏ ý muốn mua quà cảm ơn nhưng em đã từ chối + Trong tiết sinh hoạt lớp hôm đó, cô giáo đã tuyên dương em trước tập thể lớp. + Em rất vui và hãnh diện khi nhận được lời khen của cô, cùng ánh mắt thán phục của các bạn trong lớp. 3. Kết bài - Mong muốn mọi người hãy làm nhiều việc tốt và có ích cho cuộc sống. 14