Đề thi học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022

Câu 19: Tên khoa học của các loài được hiểu là? 
A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia 
B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố) 
C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu 
D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố) 
Câu 20: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên? 
A. Trùng kiết lị B. Trùng giày 
C. Trùng sốt rét D. Trùng roi 
Câu 21: Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, 
càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng? 
A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra. 
B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của 
tay ta. 
C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả ra từ trên cao, đều 
rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào. 
D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi 
nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một 
lực khác. 
Câu 22: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? 
A. Xách 1 xô nước. 
B. Nâng một tấm gỗ. 
C. Đẩy một chiếc xe. 
D. Đọc một trang sách. 
Câu 23: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là 
(1) Lực mà chân cầu thủ đá vào quả bóng là lực tiếp xúc. 
(2) Dùng nam châm hút viên bi sắt là lực không tiếp xúc. 
(3) Giáo viên cầm phấn viết lên bảng. Lực mà phấn tác dụng lên bảng là lực không tiếp xúc. 
(4) Lực tiếp xúc có thể xảy ra khi 2 vật không cần tiếp xúc với nhau. 
(5) Khi dùng tay bật công tắc điện, tay ta tác dụng một lực lên công tắc làm công tắc bật lên. 
A. 4. 
B. 3. 
C. 2. 
D. 1.
pdf 21 trang Bảo Hà 25/02/2023 4120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_canh_dieu_n.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD- ĐT ĐỀ THI HKI – NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 Bộ sách: Cánh Diều Mã đề thi: 001 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: Đề bài: Câu 1: Cho các vật thể: ô tô, con gà, cây mía, viên gạch, nước biển, xe máy. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là A. ô tô, con gà, xe máy. B. con gà, nước biển, xe máy. C. ô tô, viên gạch, xe máy. D. con gà, viên gạch, xe máy. Câu 2: Ô nhiễm không khí có thể gây ra những bệnh nào cho con người? A. Bệnh viêm đường hô hấp B. Bệnh cao huyết áp C. Bệnh tiểu đường D. Bệnh đường tiêu hóa. Câu 3: Chất khí nào giúp duy trì sự hô hấp cho người và sinh vật khác? A. Nitrogen. B. Hơi nước C. Carbon dioxide. D. Oxygen. Câu 4: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ B. Hóa hơi C. Sôi D.Bay hơi Câu 5: Nhiên liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu hóa thạch? A. Khí thiên nhiên. B. Than mỡ. C. Dầu mỏ. D. Đá vôi. Câu 6: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta cần điều chỉnh lượng gas như thế nào khi đun nấu? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.
  2. D. Không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng. Câu 7: Hãy cho biết đâu là thực phẩm trong các loại sau? A. Thịt bò. B. Khoai lang. C. Bắp (ngô). D. Sắn. Câu 8: Muốn hòa tan đường nhanh hơn, ta nên sử dụng nước có nhiệt độ như thế nào? A. Nước nóng. B. Nước ở nhiệt độ phòng. C. Nước lạnh. . D. Nước ấm. Câu 9: Lương thực, thực phẩm không chứa nhóm chất dinh dưỡng nào sau đây? A. Carbohydrate. B. Lipid. C. Muối khoáng. D. Protein. Câu 10: Một hỗn hợp gồm bột sắt và bột đồng, có thể tách riêng hai chất bằng cách nào sau đây? A. Hòa tan vào nước. B. Lắng, lọc. C. Dùng nam châm hút. D. Tất cả các cách trên đều đúng. Câu 11: Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng: A. Có kích thước hiển vi B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ C. Chưa có cấu tạo tế bào D. Có hình dạng không cố định Câu 12: Cho các đặc điểm sau: (1) Lựa chọn đặc điểm đối lập để phân chia các loài sinh vật thành hai nhóm (2) Lập bảng các đặc điểm đối lập (3) Tiếp tục phân chia các nhóm nhỏ cho đến khi xác định được từng loài (4) Lập sơ đồ phân loại (khóa lưỡng phân) (5) Liệt kê các đặc điểm đặc trưng của từng loài Xây dựng khóa lưỡng phân cần trải qua các bước nào? A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4) C. (5), (2), (4) D. (5), (1), (4) Câu 13: Hệ thống phân loại sinh vật bao gồm các giới nào?
  3. A. Động vật, Thực vật, Nấm B. Nấm, Nguyên sinh, Thực vật, Virus C. Khởi sinh, Động vật, Thực vật, Nấm, Virus D. Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật Câu 14: Cho các sinh vật sau: (1) Tảo lục (4) Tảo vòng (2) Vi khuẩn lam (5) Cây thông (3) Con bướm Các sinh vật đa bào là? A. (1), (2), (5) B. (5), (3), (1) C. (1), (2), (5) D. (3), (4), (5) Câu 15: Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau. Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì? A. Lục lạp. B. Nhân tế bào. C. Không bào. D. Thức ăn. Câu 16: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng là? A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan Câu 17: Vì sao trùng roi có lục lạp và khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ nhưng lại không được xếp vào giới Thực vật? A. Vì chúng có kích thước nhỏ B. Vì chúng có khả năng di chuyển C. Vì chúng là cơ thể đơn bào D. Vì chúng có roi Câu 18: Trình từ sắp xếp các cấp tổ chức của cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là? A. Tế bào → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể → mô B. Mô → tế bào → hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể C. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể D. Cơ thể → hệ cơ quan → cơ quan → tế bào → mô
  4. Câu 19: Tên khoa học của các loài được hiểu là? A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố) C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố) Câu 20: Bệnh kiết lị do tác nhân nào gây nên? A. Trùng kiết lị B. Trùng giày C. Trùng sốt rét D. Trùng roi Câu 21: Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng? A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra. B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta. C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả ra từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào. D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác. Câu 22: Công việc nào dưới đây không cần dùng đến lực? A. Xách 1 xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy một chiếc xe. D. Đọc một trang sách. Câu 23: Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là (1) Lực mà chân cầu thủ đá vào quả bóng là lực tiếp xúc. (2) Dùng nam châm hút viên bi sắt là lực không tiếp xúc. (3) Giáo viên cầm phấn viết lên bảng. Lực mà phấn tác dụng lên bảng là lực không tiếp xúc. (4) Lực tiếp xúc có thể xảy ra khi 2 vật không cần tiếp xúc với nhau. (5) Khi dùng tay bật công tắc điện, tay ta tác dụng một lực lên công tắc làm công tắc bật lên. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
  5. PHÒNG GD- ĐT ĐỀ THI HKI – NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 Bộ sách: Cánh Diều Mã đề thi: 001 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: Đề bài: Câu 1: Cho các vật thể: ô tô, con gà, cây mía, viên gạch, nước biển, xe máy. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là A. ô tô, con gà, xe máy. B. con gà, nước biển, xe máy. C. ô tô, viên gạch, xe máy. D. con gà, viên gạch, xe máy. Câu 2: Ô nhiễm không khí có thể gây ra những bệnh nào cho con người? A. Bệnh viêm đường hô hấp B. Bệnh cao huyết áp C. Bệnh tiểu đường D. Bệnh đường tiêu hóa. Câu 3: Chất khí nào giúp duy trì sự hô hấp cho người và sinh vật khác? A. Nitrogen. B. Hơi nước C. Carbon dioxide. D. Oxygen. Câu 4: Sự chuyển thể nào sau đây xảy ra tại nhiệt độ xác định? A. Ngưng tụ B. Hóa hơi C. Sôi D.Bay hơi Câu 5: Nhiên liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu hóa thạch? A. Khí thiên nhiên. B. Than mỡ. C. Dầu mỏ. D. Đá vôi. Câu 6: Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta cần điều chỉnh lượng gas như thế nào khi đun nấu? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điểu chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất.