Đề thi học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022

Câu 25: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? 
A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.  
B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.  
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.  
D. Ma sát giữa má phanh với vành xe. 
Câu 26: Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có hại? 
A. Bạn Lan đang cầm cốc nước mang ra mời khách. 
B. Quyển sách ở trên mặt bàn bị nghiêng nhưng không rơi. 
C. Bác thợ sửa xe đang vặn ốc cho chặt hơn. 
D. Bạn Tú đẩy mãi cái bàn mà nó không xê dịch đến nơi bạn ý muốn. 
Câu 27: Nếu treo một quả cân 100g vào một sợi dây cao su thì khi đã đứng yên quả cân chịu 
tác dụng 
A. Chỉ của trọng lực có độ lớn 1N 
B. Chỉ của lực đàn hồi có độ lớn là 10N 
C. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 1N 
D. Của trọng lực có độ lớn 1N và lực đàn hồi có độ lớn 10N 
Câu 28: Trọng lượng của một vật 20g là  bao nhiêu  
A. 0,02N  
B. 0,2N 
C. 20N 
D. 200N  
Câu 29: Một lò xo xoắn có độ dài ban đầu là 20 cm. Khi treo một quả cân, độ dài của lò xo là 
22 cm. Nếu treo ba quả cân như thế thì lò xo bị dãn ra so với ban đầu một đoạn là: 
A. 4 cm 
B. 6 cm 
C. 24 cm 
D. 26 cm
pdf 21 trang Bảo Hà 25/02/2023 5500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_troi_s.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD- ĐT ĐỀ THI HKI – NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 Bộ sách: Chân trời sáng tạo Mã đề thi: 001 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: Đề bài: Câu 1: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính có độ. B. Kính lúp. C. Kính hiển vị. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được. Câu 2: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. tấn. B. miligam. C. kilôgam. D. gam. Câu 3: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát. B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát. C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật. D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu. Câu 4: Oxygen có tính chất nào sau đây? A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy. B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.
  2. D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. Câu 5: Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m, chiều cao 4m. Thể tích của khí 1 oxgen trong phòng là bao nhiêu? Biết oxygen chiếm thể tích không khí. 5 A. 67,2 m3 B. 6,72m3 C. 670 m3 D. 670 m3 Câu 6: Cho các loại vật liệu sau: gốm, thủy tinh, gỗ, cao su. Vật liệu có khả năng đàn hồi tốt nhất là: A. Cao su B. Gốm. C. Gỗ D. Thủy tinh Câu 7: Loại thực phẩm nào sau đây có nguồn gốc từ động vật? A. Dầu vừng (mè) B. Dầu cá. C. Dầu dừa. D. Dầu lạc. Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về nhiên liệu? A. Nhiên liệu là những chất cháy được và khi cháy tỏa nhiều nhiệt. B. Nhiên liệu hóa thạch là vô hạn trong vỏ Trái Đất. C. Nhiên liệu tồn tại ở cả ba trạng thái: rắn (gỗ, than), lỏng (xăng), khí (khí đốt). D. Nhiên liệu tái tạo thân thiện với môi trường hơn nhiên liệu hóa thạch. Câu 9: Khi hòa tan hoàn toàn đường vào nước thì: A. Đường là chất tan và nước là dung môi. B. Nước là chất tan và đường là dung môi. C. Nước và đường đều là chất tan D. Nước và đường đều là dung môi. Câu 10: Một hỗn hợp bột sắt và bột đồng, có thể tách riêng chúng bằng cách: A. Hòa tan vào nước. B. Lắng, lọc.
  3. C. Dùng nam châm để hút. D. Cô cạn Câu 11: Khi sắp xếp các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, trật tự nào dưới đây là đúng? A. Tế bào → cơ quan → mô → hệ cơ quan → cơ thể B. Tế bào → mô → cơ quan → hệ cơ quan → cơ thể C. Cơ thể → hệ cơ quan → mô → tế bào → cơ quan D. Hệ cơ quan → cơ quan → cơ thể → mô → tế bào Câu 12: Loại mô nào dưới đây không cấu tạo nên dạ dày người? A. Mô biểu bì C. Mô liên kết B. Mô giậu D. Mô cơ Câu 13: Tên khoa học của một loài được hiểu là: A. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố) B. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu C. Cách gọi truyền thống của dân ản địa theo vùng miền, quốc gia D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố) Câu 14: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Động vật? A. Đa bào C. Nhân sơ B. Dị dưỡng D. Có khả năng di chuyển Câu 15: Hệ cơ quan nào dưới đây không cần phối hợp hoạt động khi cơ thể đang chơi thể thao? A. Hệ tuần hoàn C. Hệ thần kinh B. Hệ hô hấp D. Hệ tiêu hóa Câu 16: Cơ quan nào dưới đây không phải của hệ chồi? A. Hoa B. Cành C. Rễ D. Lá Câu 17: Bào quan nào dưới đây không có ở trùng roi? A. Ribosome B. Lục lạp C. Nhân D. Lông mao Câu 18: Cho các sinh vật sau: (1) Trùng roi (2) Vi khuẩn lam (3) Cây lúa (4) Con muỗi (5) Vi khuẩn lao
  4. (6) Chim cánh cụt Sinh vật nào vừa là sinh vật nhân thực, vừa có cơ thể đa bào? A. (1), (2), (5) C. (1), (4), (6) B. (2), (4), (5) D. (3), (4), (6) Câu 19: Lá cây thuộc cấp độ tổ chức nào? A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Cơ thể Câu 20: Nấm hương có tên khoa học là Lentinula edodes. Hãy chỉ ra tên loài và tên chi của nấm hương. A. Tên loài: lentinula, tên chi: Edodes B. Tên loài: Edodes, tên chi: Lentinula C. Tên loài: Lentinula edodes, tên chi: không có D. Tên loài: không có, tên chi: Lentinula edodes Câu 21: Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thủng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg? A. 5 kg. B. 0,5 kg. C. 50 kg. D. 500 kg. Câu 22: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khối lượng của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi. B. Trọng lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó. C. Trọng lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó. D. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của nó. Câu 23: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc? A. Bạn Lan dùng tay bẻ cong chiếc thước nhựa. B. Nam châm hút viên bi sắt. C. Bạn Hà mở cánh cửa D. Bạn Nam đá quả bóng Câu 24: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng? A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng. B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng. C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng D. Lực kể là dụng cụ để đo lực.
  5. PHÒNG GD- ĐT ĐỀ THI HKI – NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THCS MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 6 Bộ sách: Chân trời sáng tạo Mã đề thi: 001 Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: Đề bài: Câu 1: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính có độ. B. Kính lúp. C. Kính hiển vị. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được. Câu 2: Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là A. tấn. B. miligam. C. kilôgam. D. gam. Câu 3: Cách sử dụng kính lúp cầm tay là A. Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng rồi quan sát. B. Đặt mặt kính lúp lên vật rồi quan sát. C. Để mặt kính gần mẫu vật quan sát, mắt nhìn vào mặt kính và điều chỉnh khoảng cách sao cho nhìn rõ vật. D. Đặt và cố định tiêu bản rồi quan sát. Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu. Câu 4: Oxygen có tính chất nào sau đây? A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, không duy trì sự cháy. B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. C. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống.