Đề thi học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Diệu (Có đáp án)

Câu 32: Cách đặt lamen đúng là 
A. Thả nhẹ lamen theo hướng vuông góc với lam kính   
B. Đặt 1 cạnh lamen vào giọt nước sau đó thả nhẹ xuống.                                        
C. Đặt 1 cạnh lamen vào giọt nước sau đó hạ dần lamen xuống.                              
D. Sau khi đặt lamen sẽ có bọt khí. 
Câu 33: Trong các cấp độ tổ chức cơ thể dưới đây, cấp độ tổ chức nào là lớn nhất? 
A. Tế bào. B. Cơ quan. 

Câu 38: Tại sao nói vi khuẩn có ích ? 
1. Phân giải xác động thực vật thành chất mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây sử dụng 
2. Phân – hủy không hoàn toàn các chất hữu cơ tạo ra các hợp chất đơn giản chứa cácbon, rồi thành 
than đá hoặc dầu lửa 
3. Một số vi khuẩn cố định đạm, bổ sung nguồn đạm cho đất 
4. Một số vi khuẩn lên men, được sử dụng đề muối dưa, muối cà, làm dấm...
pdf 40 trang Bảo Hà 05/04/2023 4140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Diệu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_ket_noi_tri.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì I môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Hoàng Diệu (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI HỌC KÌ 1 TRƯỜNG THCS MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 KNTT HOÀNG DIỆU NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Trong các loại thước dưới đây, thước nào được sử dụng để đo đường kính trong của một ống nước hình tròn? A. Thước cuộn. B. Thước thẳng. C. Thước kẹp. D. Thước dây. Câu 2: Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg? A. 5 kg. B. 0,5 kg. C. 50 kg. D. 500 kg. Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trọng lượng của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. B. Trọng lượng của một vật có đơn vị là kg. C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật. Câu 4: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyển động chậm dần vì có A. lực hút của Trái Đất. B. lực hấp dẫn. C. lực búng của tay. D. lực ma sát. Câu 5: Người thủ môn đã bắt được quả bóng khi đối phương sút phạt. Em hãy cho biết lực của bóng tác dụng lên tay thủ môn là lực hút hay đẩy, lực tiếp xúc hay không tiếp xúc? A. lực hút, lực tiếp xúc. B. lực đẩy, lực tiếp xúc. C. lực hút, lực không tiếp xúc. D. lực đẩy, lực không tiếp xúc. Câu 6: Có một lò xo được treo trên giá và một hộp các quả nặng khối lượng 50 g. Treo một quả nặng vào đầu dưới của lò xo thì lò xo dài thêm 0,3 cm. Khi treo thêm 5 quả nặng vào lò xo, người ta đo được chiều dài của nó là 12 cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo. A. 11,5 cm. B. 10 cm. C. 9,5 cm. D. 10,5 cm. Câu 7: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Nghiên cứu vaccine (vắc–xin) ngừa Covid–19. B. Nghiên cứu giống lúa biến đổi gen giúp tăng năng suất, kháng sâu bệnh. C. Học sinh làm bài kiểm tra môn Khoa học tự nhiên. D. Nghiên cứu vật liệu nano tự làm sạch. Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 8: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào chịu lực cản của không khí? A. Thợ lặn lặn xuống đáy biển bắt hải sản. B. Con cá đang bơi. C. Bạn Mai đang đi bộ trên bãi biển. D. Tàu ngầm hoạt động gần đáy biển. Câu 9: Điều nào dưới đây không phải là quy định trong phòng thực hành? A. Mặc trang phục gọn gàng, nữ buộc tóc cao, đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo vệ mắt và thiết bị bảo vệ khác (nếu cần thiết). B. Chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn. C. Ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm. D. Sau khi làm xong thí nghiệm, thu gom chất thải để đúng nơi quy định, lau dọn sạch sẽ chỗ làm việc; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rửa sạch tay bằng xà phòng. Câu 10: Hình nào dưới đây vẽ đúng mũi tên biểu diễn lực trong trường hợp: Kéo chiếc ghế với lực 25 N theo phương xiên một góc so với phương nằm ngang. Biết tỉ xích 0,5 cm ứng với 5 N. A. Hình b. B. Hình c. C. Hình a. D. Hình d. Câu 11: Đơn vị đo khối lượng là: A. lít. B. m3. C. kg. D. m. Câu 12: Người ta dùng một bình chia độ chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn sỏi. Khi thả hòn sỏi vào bình, sỏi ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 100cm3 Thể tích hòn sỏi là bao nhiêu? A. 45cm3 B. 55cm3 C. 100cm3 D. 155cm3 Câu 13: Để quan sát tế bào lá cây, người ta sử dụng dụng cụ nào sau đây? A. Kính lúp. B. Kính hiển vi quang học. C. Kính thiên văn. D. Kính cận. Câu 14: Cặp lực nào sau đây là hai lực cân bằng? Trang | 2
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai A. Hình 2. B. Hình 4. C. Hình 1. D. Hình 3. Câu 15: Trong đơn vị đo thời gian cổ ở Việt Nam, 1 canh tương ứng với 2 giờ và được đặt theo tên của 12 con giáp, đó là: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Biết canh Tí bắt đầu từ 23h đêm hôm trước đến 1h sáng hôm sau. Hỏi canh Mùi bắt đầu và kết thúc lúc mấy giờ? A. 19h – 21h. B. 11h – 13h. C. 13h – 15h. D. 7h – 9h. Câu 16: Vật thể nào dưới đây vừa là vật thể tự nhiên, vừa là vật không sống? A. Con kiến. B. Bút màu. C. Hòn đá. D. Bếp từ. Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây không phải của thể khí? A. Lan tỏa trong không gian theo mọi hướng. B. Không có thể tích, hình dạng xác định. C. Có khối lượng xác định. D. Khó bị nén. Câu 18: Cho các hiện tượng thực tế sau: (1) Người ta tạo ra nước cất bằng cách đun nước bốc hơi, sau đó dẫn hơi nước qua ống làm lạnh thu được nước cất. (2) Người ta nấu nhôm phế liệu cho nó chuyển thành thể lỏng rồi đổ vào khuôn, chờ nguội sẽ thu được các sản phẩm như nồi, chậu, thau, (3) Ở các bể nước nóng, hơi nước bốc lên khiến cho trên bề mặt bể nước có một lớp sương mỏng. (4) Để tạo ra các bánh xà phòng có hình dạng khác nhau người ta đem đun nóng chảy xà phòng rồi đổ vào khuôn có hình dạng tương ứng và để nguội. Số hiện tượng xảy ra sự đông đặc là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Cho các quá trình sau: (a) Than (chứa carbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide. (b) Vàng lỏng được đổ vào khuôn thu được vàng thỏi. (c) Trong quá trình hình thành thạch nhũ, calcium bicarbonate chuyển dần thành calcium carbonate ở thể rắn, khí carbon dioxide và nước. Trang | 3
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai A. Lực nam châm hút viên bi sắt có phương nghiêng với phương nằm ngang một góc 300, chiều hướng từ trên xuống, cường độ 2 N. B. Lực nam châm hút viên bi sắt có phương nghiêng với phương nằm ngang một góc 450, chiều hướng từ dưới lên, cường độ 2 N. C. Lực nam châm hút viên bi sắt có phương nghiêng với phương nằm ngang một góc 450, chiều hướng từ trên xuống, cường độ 4 N. D. Lực nam châm hút viên bi sắt có phương nghiêng với phương nằm ngang một góc 450, chiều hướng từ trên xuống, cường độ 2 N. Câu 13: Thời gian giữa hai nhịp tim liên tiếp của người bình thường khoảng 0,8 s. Hỏi trong 1 phút, tim của một người bình thường đập bao nhiêu nhịp? A. 75 nhịp/phút. B. 80 nhịp/phút. C. 48 nhịp/phút. D. 2880 nhịp/phút. Câu 14: Dùng bình chia độ có ĐCNN là 1cm3 đang chứa một lượng nước có thể tích 55cm3 thả quả cầu nhôm vào bình thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 75cm3 Vậy thể tích quả cầu là: A. 20cm3 B. 75cm3 C. 55cm3 D. 133cm3 Câu 15: Điều nào dưới đây là lợi ích của ứng dụng khoa học tự nhiên đối với con người? A. Nồng độ phóng xạ đạt quá mức cho phép tại nhà máy điện hạt nhân. B. Ống khói nhà máy thải khí cacbonic vào không khí. C. Lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt. D. Hệ thống tưới nước tự động tại các vườn trái cây. Câu 16: Vật thể nào sau đây vừa là vật thể tự nhiên, vừa là vật sống? A. Dãy núi. B. Đám mây. C. Ngựa vằn. D. Sa mạc. Câu 17: Cho các tính chất sau: hình dạng xác định (1); khó bị nén (2); thể tích xác định (3); dễ lan tỏa theo mọi hướng (4). Số tính chất của chất lỏng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Trang | 26
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 18: Cho các hiện tượng thực tế sau: (1) Trong quá trình làm rượu, người ta đun bỗng rượu (hỗn hợp cái rượu và nước) ở nhiệt độ khoảng 78oC sau đó dẫn hơi rượu qua ống làm lạnh thu được dung dịch rượu. (2) Nắng nóng gay gắt khiến cho nhựa đường bị chảy ra, có thể gây biến dạng con đường. (3) Vào mùa đông, một số vùng núi cao ở Việt Nam xuất hiện tuyết rơi. (4) Để tạo ra các cây nên có kích thước khác nhau người ta đem đun nóng chảy sáp nến rồi đổ vào khuôn có kích thước tương ứng và để nguội. Số hiện tượng xảy ra sự đông đặc là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19: Calcium hydroxide có những tính chất sau: là chất rắn (1), màu trắng (2), ít tan trong nước (3), khi tan trong nước tạo dung dịch làm làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh (4), dung dịch này có thể tạo được kết tủa màu trắng khi gặp khí carbon dioxide (5). Số tính chất vật lí của calcium hydroxide là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 20: Tính chất nào sau đây không phải của oxygen? A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Không mùi, không vị. C. Tan nhiều trong nước. D. Nặng hơn không khí. Câu 21: Cho các quá trình sau: (a) đốt củi, than. (b) quang hợp của cây xanh. (c) hô hấp của động vật, thực vật. (d) hòa tan muối ăn. Các quá trình cần tới oxygen là A. (a), (c). B. (a), (b). C. (b), (d). D. (c), (d). Câu 22: Chất nào chiếm tỉ lệ về thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxygen. B. Nitrogen. C. Hydrogen. D. Carbon dioxide. Câu 23: Quan sát các hình ảnh sau: Trang | 27
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Em hãy nối các vật thể ở cột A tương ứng với vật liệu ở cột B. A. 1 - d; 2 - b; 3 - a; 4 - c. B. 1 - b; 2 - d; 3 - a; 4 - c. C. 1 - d; 2 - b; 3 - a; 4 - e. D. 1 - b; 2 - d; 3 - a; 4 - e. Câu 24: Ở nhiều vùng nông thôn, người ta xây dựng hầm biogas để thu gom chất thải động vật. Chất thải được thu gom vào hầm sẽ phân hủy, theo thời gian tạo ra biogas. Biogas chủ yếu là khí methane, ngoài ra còn một lượng nhỏ các khí như ammonia, hydrogen sulfide, sulfur dioxide, Biogas tạo ra sẽ được thu lại và dẫn lên để làm hầm ủ chất thải gia súc để lấy nhiên liệu khí phục vụ cho đun nấu hoặc biogas chạy máy phát điện. Theo em, việc xây hầm ủ chất thải gia súc để lấy biogas đem lại những lợi ích gì? Trang | 28
  7. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai A. Làm sạch môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường. B. Tiêu diệt mầm bệnh gây hại. C. Thu được biogas làm nhiên liệu phục vụ cuộc sống. D. Tất cả các đáp án trên. Câu 25: Cho các hình ảnh sau: Số lương thực trong các hình ảnh trên là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 26: Tế bào thần kinh có hình dạng A. Hình trụ B. Hình cầu C. Hình đĩa D. Hình sao Câu 27: Kiểm soát sự di chuyển của các chất đi ra và vào trong tế bào là vai trò của A. Thành tế bào B. Màng tế bào C. Nhân tế bào D. Tế bào chất Câu 28: Tế bào nào sau đây không có nhân A. Tế bào gan B. Tế bào hồng cầu người C. Tế bào cơ tim D. Tế bào niêm mạc dạ dày Câu 29: Vật sống nào sau đây không có cấu tạo cơ thể là đa bào? A. Hoa hồng B. Hoa mai. C. Hoa hướng dương. D. Nấm men. Trang | 29
  8. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 30: Quan sát hình dưới đây và cho biết cơ quan nào không thuộc hệ chồi A. A B. B C. C D. D Câu 31: Một trong các đặc trưng của cơ thể sống là lấy thức ăn từ bên ngoài, chức năng này được thực hiện bởi hệ cơ quan nào sau đây A. Hệ bài tiết B. Hệ tuần hoàn C. Hệ thần kinh D. Hệ tiêu hóa. Câu 32: Thành phần quan sát được ở tế bào hành tây là A. Thành tế bào B. Tế bào chất C. Nhân tế bào D. Cả 3 thành phần trên. Câu 33: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về sinh vật đa bào? A. Cơ thể đa bào chỉ bao gồm một tế bào. B. Cơ thể đa bào là trùng giày, trùng roi xanh. C. Thực vật, động vật là các sinh vật đa bào. D. Các tế bào trong cơ thể đa bào đều có chức năng giống nhau. Câu 34: Một khoá lưỡng phân có mấy lựa chọn ở mỗi nhánh? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Trang | 30
  9. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 35: Khi xây dựng khóa lưỡng phân phân loại giới Thực vật, đặc điểm C là A. Không có rễ B. Có mạch dẫn C. Không có hoa D. Không có hạt Câu 36: Cho các ý sau: (1) Tế bào nhân thực (2) Thành tế bào bằng xenluloz (3) Sống tự dưỡng (4) Cơ thể đơn bào hoặc đa bào dạng sợi (5) Không có lục lạp, không di động được Trong các ý trên, có mấy ý không phải là đặc điểm của giới Nấm? A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 37: Ghép nội dung ở cột A (Giới sinh vật) với cột B (Cấu trúc) cho phù hợp. A. I-2, 3; II-1, 3; III-2, 3, 4; IV-2, 4; V- 2, 3,4. B. I-1,3; II-2, 3; III-2, 4; IV-2, 3; V-2, 3, 4. C. I-2, 3, 4; II-1, 3; III-2, 3, 4; IV-1, 3; V-2, 4. D. I-1, 3; II-2, 3, 4; III-2, 4; IV-2, 3, 4; V-2, 4. Trang | 31
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 38: Để bảo quản thực phẩm trước sự tấn công của vi khuẩn hoại sinh, chúng ta có thể áp dụng phương pháp nào sau đây? A. Ướp lạnh B. Sấy khô C. Ướp muối D. Tất cả các phương án đưa ra Câu 39: Bệnh sốt xuất huyết do virus nào gây ra A. Dengue B. Rubella C. Ebola D. Zika Câu 40: Trùng sốt rét do máu truyền vào máu người sẽ đi tới A. Phổi B. Tim C. Gan D. Não ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 1.A 2.B 3.C 4.D 5.D 6.C 7.D 8.C 9.A 10.D 11.A 12.D 13.A 14.A 15.D 16.C 17.B 18.B 19.B 20.C 21.A 22.B 23.D 24.D 25.A 26.D 27.B 28.B 29.D 30.D 31.D 32.D 33.C 34.A 35.D 36.D 37.D 38.D 39.A 40.C Trang | 32
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ SỐ 5 Câu 1: Dụng cụ dùng để đo khối lượng của một vật là A. bình chia độ. B. bình tràn. C. cân. D. thước mét. Câu 2: Độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật gọi là A. Trọng lượng. B. Lực đẩy. C. Lực kéo. D. Lực đàn hồi. Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng? A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng. B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng. C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và khối lượng. D. Lực kế là dụng cụ để đo lực. Câu 4: Hai bạn Nam và Hòa cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (Nam đứng dưới đất còn Hòa đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của Nam và Hòa lên thùng hàng sau đây là đúng? A. Nam và Hòa cùng đẩy B. Nam kéo và Hòa đẩy C. Nam đẩy và Hòa kéo D. Nam và Hòa cùng kéo Câu 5: Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động cọc tre. B. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyến động của cọc tre. C. Chỉ làm biến dạng cọc tre. D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động của nó. Câu 6: Hành động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành A. Đổ hóa chất vào cống thoát nước. B. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa. C. Thông báo với thầy cô giáo và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổ hóa chất, làm vỡ ống nghiệm, D. Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành. Câu 7: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật sau đó chuyến động chậm dần vì có A. trọng lực. B. lực hấp dẫn. C. lực búng của tay. D. lực ma sát. Câu 8: Đổi các đơn vị đo nhiệt độ sau? a) 37oC = oF Trang | 33
  12. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai b) 50oF = oC A. 37oC = 70,9oF; 50oF = 10oC B. 37oC = 70,9oF; 50oF = 18oC C. 37oC= 98,6oF; 50oF = 18oC D. 37oC = 98,6oF; 50oF = 10oC Câu 9: Thời gian giữa hai nhịp tim liên tiếp của người bình thường khoảng 0,8 s. Hỏi trong 1 phút, tim của một người bình thường đập bao nhiêu nhịp? A. 75 nhịp/phút. B. 80 nhịp/phút. C. 48 nhịp/phút. D. 2880 nhịp/phút. Câu 10: Hãy diễn tả bằng lời phương, chiều và độ lớn của lực vẽ ở hình bên: A . Lực của người đẩy thùng hàng có phương nằm ngang, chiều hướng từ trái sang phải, cường độ 30 N . B . Lực của người đẩy thùng hàng có phương nằm ngang, chiều hướng từ trái sang phải, cường độ 20 N . C . Lực của người đẩy thùng hàng có phương nằm ngang, chiều hướng từ phải sang trái, cường độ 30 N . D . Lực của người đẩy thùng hàng có phương nằm ngang, chiều hướng từ phải sang trái, cường độ 20 N . Câu 11 : Hoạt động nào sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học : Trang | 34
  13. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai A. Hoạt động a, b, c. B. Hoạt động a, b. C. Hoạt động a, b, d. D. Hoạt động a, c. Câu 12: Trong các lực ở hình đầu bài, lực nào là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc? A. + Lực tiếp xúc: hình b; hình c; hình d. + Lực không tiếp xúc: hình a; hình b. B. + Lực tiếp xúc: hình b; hình d + Lực không tiếp xúc: hình a; hình c. C. + Lực tiếp xúc: hình b; hình c; hình d
  14. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai + Lực không tiếp xúc: hình a. D . + Lực tiếp xúc: hình a; hình b; hình c. + Lực không tiếp xúc: hình d. Câu 13: Giải thích hiện tượng sau và cho biết trong hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại: Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy. A. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn nhỏ, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có hại. B. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn lớn, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có lợi. C. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn nhỏ, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có lợi. D. Ô tô đi trên bùn dễ bị sa lầy vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường dính bùn lớn, làm cho bánh xe không bám vào mặt đường được. Trường hợp này lực ma sát có hại. Câu 14: Từ hình vẽ, hãy xác định chiều dài của khối hộp? A. 3cm. B. 4cm. C. 2cm. D. 5cm. Câu 15: Người ta sử các dụng thiết bị như trên hình 3.2 để đo khối lượng của 1cm3 nước bằng cách chia khối lượng của nước cho thể tích của nó đo bằng cm3. Các phát biểu sau đây mô tả các bước thực hiện cách đo nhưng chúng không theo đúng thứ tự. A. Đổ 50cm3 nước vào ống đong. B. Chia khối lượng của nước cho 50. C. Lấy ống đong rỗng ra khỏi cân. D. Đặt ống đong rỗng lên cân. Trang | 36
  15. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai E. Lấy khối lượng của ống đong chứa nước trừ đi khối lượng của ống đong rỗng. F. Ghi lại khối lượng của ống đong rỗng. G. Ghi lại khối lượng của ống đong và nước. H. Đặt ống đong chứa nước lên cân. Hãy sắp xếp các bước theo đúng thứ tự thực hiện, bắt đầu là D. A. D - C - A - F - H - G - E - B. B . D - F - C - A - H - G - E - B . C. D - F - C - A - B - G - E - H. D . D - F - C - A - H - G - B - E . Câu 16: Trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B . Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm . C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D . Con dao, đôi đũa, muối ăn . Câu 17: Vật liệu nào sau đây không thể tái chế? A. Thuỷ tinh. B. Thép xây dựng. C . Nhựa . D . Xi măng . Câu 18: Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất A. Đường tan vào nước. B . Kem chảy lỏng khi để ngoài trời . C. Tuyết tan khi thời tiết ấm dần. D . Cơm để lâu bị mốc . Câu 19: Để bảo vệ không khí trong lành chúng ta nên A. chặt cây xây cầu cao tốc. B . đổ chất thải chưa qua xử lí ra môi trường. C. trồng cây xanh. D . xây thêm nhiều khu công nghiệp . Câu 20: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau: “Nguyên liệu là vật liệu . chưa qua xử lí và cần được chuyển hóa để tạo ra sản phẩm” A. Thô. B. Tổng hợp. C. Bán tổng hợp. D. Nhân tạo. Câu 21: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi A. nước trong cốc càng nhiều, cốc rộng, cốc đặt chỗ nắng to. B. nước trong cốc càng ít, cốc rộng, cốc được đậy lắp kín. C. nước trong cốc càng nóng, cốc rộng, cốc đặt chỗ gió to. D. nước trong cốc càng lạnh, cốc nhỏ, cốc đặt chỗ kín gió. Câu 22: Để duy trì một sức khỏe tốt với chế độ ăn hợp lí ta nên làm gì? A. Kiên trì chạy bộ. B. Liên tục ăn các chất dinh dưỡng. C. Ăn đủ, đa dạng. D. Tập trung vào việc học nhiều hơn. Câu 23: Cách sử dụng nhiên liệu hiệu quả, tiết kiệm là Trang | 37
  16. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai A. điều chỉnh bếp gas nhỏ lửa nhất. B. đập than vừa nhỏ, chẻ nhỏ củi. C. dùng quạt thổi vào bếp củi khi đang cháy. D. cho nhiều than, củi vào trong bếp. Câu 24: Nhóm thức ăn nào dưới đây là dạng lương thực? A. Gạo, rau muống, khoai lang, thịt lợn B. Khoai tây, lúa mì, quả bí ngô, cà rốt C. Thịt bò, trứng gà, cá trôi, cải bắp D. Gạo, khoai lang, lúa mì, ngô nếp. Câu 25: Khi khai thác quặng sắt, ý nào sau đây là không đúng? A. Khai thác tiết kiệm vì nguồn quặng có hạn. B. Tránh làm ô nhiễm môi trường. C. Nên sử dụng các phương pháp khai thác thủ công. D. Chế biến quảng thành sản phẩm có giá trị để nâng cao hiệu quả kinh tế. Câu 26: Quan sát tế bào bên và cho biết mũi tên đang chỉ vào thành phần nào của tế bào. A. Màng tế bào. B. Chất tế bào. C. Nhân tế bào. D. Vùng nhân. Câu 27: Tế bào vi khuẩn có kích thước A. 5 – 10 mm B. 0,5 - 10μm C. 10 - 100μm D. 50 - 100μm Câu 28: Cơ thể lớn lên nhờ A. Sự sinh sản của các tế bào B. Sự lớn lên của các tế bào C. Sự lớn lên và phân chia của các tế bào D. Các tế bào chết đi không được thay thế bằng các tế bào mới. Câu 29: Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (1) Cơ thể đơn bào có tổ chức đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào. (2) Vi khuẩn, nấm men, là cơ thể đơn bào. (3) Cơ thể đa bào có cấu tạo gồm nhiều hơn một tế bào. Mỗi loại tế bào thường thực hiện một chức năng sống riêng biệt nhưng phối hợp với nhau thực hiện các quá trình sống của cơ thể. (4) Trùng roi, cây bưởi, cây lim, con gà, con chó, là cơ thể đơn bào. A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Trang | 38
  17. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 30: Cho các nhận xét sau: (1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan. (2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật. (3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân. (4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật. (5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ. Các nhận xét đúng là: A. (1), (3), (5) B. (1), (2), (3). C. (2), (4), (5) D. (3), (4), (5). Câu 31: Đâu là một cơ quan A. Hệ tiêu hóa B. Tim và mạch máu C. Dạ dày D. Hệ bài tiết Câu 32: Trình tự các bước làm tiêu bản quan sát sinh vật đơn bào là a) Dùng ống nhỏ giọt hút lấy một giọt nước ao (hồ) lên lam kính rồi đậy bằng lamen. b) Dùng thìa khuấy đều nước ao (hồ) trong cốc. c) Quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi. d) Dùng giấy thấm hút phần nước tràn ra ngoài lamen. A. a-c-b-d B. b-a-d-c C. c-d-a-b D. c-a-b-d Câu 33: Máu trong hệ mạch của hệ tuần hoàn là cấp độ tổ chức nào dưới đây? A. Tế bào. B. Mô. C. Cơ quan. D. Hệ cơ quan. Câu 34: Cho một số sinh vật sau: vi khuẩn E. coli, trùng roi, nấm men, xạ khuẩn, rêu, lúa nước, mực ống, san hô. Các sinh vật được cấu tạo từ tế bào nhân sơ là A. Trùng roi, xạ khuẩn, mực ống B. Xan hô, xạ khuẩn, nấm men C. Nấm men, lúa nước, trùng roi D. Vi khuẩn E.coli, xạ khuẩn Câu 35: Ngoài sữa chua, chúng ta còn sử dụng các sản phẩm có ứng dụng hoạt động của vi khuẩn nào A. Nước mắm B. Kem đánh răng C. Muối Iốt D. Dầu ăn Câu 36: Sinh vật thuộc giới nào sau đây có đặc điểm cấu tạo nhân tế bào khác hẳn với các giới còn lại? A. Giới Động vật. B. Giới Nấm. C. Giới Thực vật. D. Giới Khởi sinh. Câu 37: Cấp bậc trên loài, dưới họ ở động vật được gọi là A. Bộ B. Chi C. Giống D. Ngành Câu 38: Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn A. bánh gai B. bánh mì C. giò lụa D. sữa chua Trang | 39
  18. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 39: Các biểu hiện của người mắc COVID-19 là A. Sốt B. Ho C. Khó thở D. Cả 3 triệu chứng trên Câu 40: Nguyên sinh vật được chia thành A. Động vật nguyên sinh và thực vật nguyên sinh B. Động vật nguyên sinh và nấm nhầy C. Thực vật nguyên sinh và nấm nhầy D. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh và nấm nhầy ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 1.C 2.A 3.D 4.C 5.D 6.A 7.D 8.D 9.A 10.B 11.B 12.C 13.C 14.A 15.B 16.C 17.D 18.D 19.C 20.A 21.C 22.C 23.B 24.D 25.C 26.C 27.B 28.C 29.C 30.A 31.C 32.B 33.B 34.D 35.A 36.D 37.C 38.D 39.D 40.D