Đề thi học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 2 (Có đáp án)
Phần I: Đọc – hiểu (5.0 điểm):
Cho đoạn văn:
(.. .) Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản. (1 điểm)
Câu 2. Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản? (1 điểm)
Câu 3. Xác định và phân tích cấu tạo của một câu ghép trong đoạn. (1 điểm)
Câu 4. Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình. (2 điểm)
File đính kèm:
- de_thi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_d.docx
Nội dung text: Đề thi học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Đề số 2 (Có đáp án)
- ĐỀ THI HỌC KÌ II NGỮ VĂN 6 Bộ Chân trời sáng tạo ĐỀ SỐ 2 Mô tả: Đề được biên soạn theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, bộ sách Chân trời sáng tạo, nhằm đánh giá toàn diện năng lực, phẩm chất của học sinh. Cấu trúc gồm 2 phần: Đọc hiểu (5 điểm) và Tập làm văn (5 điểm). Phần I: Đọc – hiểu (5.0 điểm): Cho đoạn văn: ( .) Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản. (1 điểm) Câu 2. Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản? (1 điểm) Câu 3. Xác định và phân tích cấu tạo của một câu ghép trong đoạn. (1 điểm) Câu 4. Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình. (2 điểm)
- Phần II: Tập làm văn (5.0 điểm): Thực tế hiện nay nhiều siêu thị, cửa hàng, đã sử dụng túi giấy và các loại túi thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông. Hãy viết một văn bản thuyết minh để giới thiệu về một trong những loại túi đó. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II NGỮ VĂN 6 Bộ Chân trời sáng tạo ĐỀ SỐ 2 Phần I (5.0 điểm): Câu 1. - Tác phẩm: Hai cây phong - Tác giả: Ai-mai-tốp - Xuất xứ: trích từ truyện Người thầy đầu tiên Câu 2. - Nhân vật tôi: người họa sĩ, người kể lại câu chuyện - Vai trò: + Mạch kể nhân vật “tôi” là mạch kể chính trong tác phẩm. + Giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, hấp dẫn. + Giúp câu chuyện giàu cảm xúc hơn. Câu 3. - Câu ghép:
- Làng tôi: chủ ngữ 1 không thiếu gì các loại cây: vị ngữ 1 nhưng: quan hệ từ hai cây phong này: chủ ngữ 2 khác hẳn: vị ngữ 2. Câu 4. - Kỉ niệm tuổi thơ ấy là gì? Diễn ra ở đâu? Vào lúc nào? - Diễn biến kỉ niệm đó. - Kỉ niệm đã để lại cho em ấn tượng, bài học sâu sắc gì? Phần II (5.0 điểm): 1. Mở bài: Giới thiệu về loại túi em định thuyết minh 2. Thân bài: - Lịch sử ra đời của loại túi đó - Cấu tạo - Công dụng 3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc sử dụng loại túi ấy (so sánh với bao bì ni lông)