Đề thi học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Võ Duy Dương (Có đáp án)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 
Câu 1. Hành tinh gần Mặt trời nhất là: 
A. Sao Thủy. 
B. Sao Hỏa. 
C. Sao Kim. 
D. Sao Mộc. 
Câu 2. Nguyên nhân làm cho mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày, đêm luân phiên nhau: 
A. Ánh sáng Mặt trời chiếu vào một nửa Trái đất. 
B. Trái đất quay quanh Mặt trời trong 365 ngày. 
C. Trục Trái đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo.  
D. Trái đất hình cầu và tự quay quanh trục. 
Câu 3. Hai bán cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau vào 
các ngày: 
A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12. 
B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9. 
C. Ngày 21 tháng 3 và ngày 22 tháng 9. 
D. Ngày 23 tháng 9 và ngày 22 tháng 12. 
Câu 4. Mặt trời lặn ở hướng: 
A. Đông. 
B. Tây. 
C. Nam. 
D. Bắc. 
Câu 5. Khí hậu miền Nam nước ta được phân thành các mùa : 
A. Mùa mưa và mùa nắng. 
B. Mùa mưa và mùa khô. 
C. Mùa nóng và mùa lạnh. 
D. Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. 
Câu 6. Khi khu vực giờ gốc (GMT) là 12 giờ thì ở nước ta là: 
A. 5 giờ. 
B. 7 giờ. 
C. 12 giờ. 
D. 19 giờ.
pdf 5 trang Bảo Hà 05/04/2023 4520
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Võ Duy Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ky_i_mon_lich_su_va_dia_li_lop_6_sach_canh_dieu_n.pdf

Nội dung text: Đề thi học kỳ I môn Lịch sử và Địa lí Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Võ Duy Dương (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS VÕ DUY DƯƠNG Môn LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 6 CÁNH DIỀU Thời gian: 45 phút 1. Đề số 1 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Hành tinh gần Mặt trời nhất là: A. Sao Thủy. B. Sao Hỏa. C. Sao Kim. D. Sao Mộc. Câu 2. Nguyên nhân làm cho mọi nơi trên Trái đất đều lần lượt có ngày, đêm luân phiên nhau: A. Ánh sáng Mặt trời chiếu vào một nửa Trái đất. B. Trái đất quay quanh Mặt trời trong 365 ngày. C. Trục Trái đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo. D. Trái đất hình cầu và tự quay quanh trục. Câu 3. Hai bán cầu Bắc và Nam đều nhận được một lượng ánh sáng và nhiệt như nhau vào các ngày: A. Ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12. B. Ngày 21 tháng 3 và ngày 23 tháng 9. C. Ngày 21 tháng 3 và ngày 22 tháng 9. D. Ngày 23 tháng 9 và ngày 22 tháng 12. Câu 4. Mặt trời lặn ở hướng: A. Đông. B. Tây. C. Nam. D. Bắc. Câu 5. Khí hậu miền Nam nước ta được phân thành các mùa : A. Mùa mưa và mùa nắng. B. Mùa mưa và mùa khô. C. Mùa nóng và mùa lạnh. D. Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. Câu 6. Khi khu vực giờ gốc (GMT) là 12 giờ thì ở nước ta là: A. 5 giờ. B. 7 giờ. C. 12 giờ. D. 19 giờ. Trang | 1
  2. Câu 7. Hãy điền nội dung thích hợp vào chỗ trống ( ) trong các câu sau: Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, có góc chiếu (1) , nhận được (2) là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời, có góc chiếu (3) , nhận được (4) là mùa lạnh của nửa cầu đó. B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (3 điểm): a. Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Ttrái đất. b. Vì sao các địa điểm ở phía Đông bao giờ cũng có giờ sớm hơn ở phía Tây? Câu 2 (1 điểm): Sáng sớm thức dậy, em thấy Mặt trời mọc ở hướng Đông, vậy làm thế nào để xác định các hướng bắc, nam và tây. Câu 3 (2 điểm): a. Vào cuối tháng 12, bố của Nam có chuyến công tác một tuần đến Niu Di-len. Mẹ của Nam đi mua sắm thêm nhiều đồ ấm cho bố An mang đi công tác. Theo em, sự chuẩn bị như vậy có hợp lí hay không? Vì sao? b. Câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối nói về hiện tượng địa lí nào? ĐÁP ÁN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 1B; 2D; 3C; 4B; 5B; 6D Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. (1) lớn. (2) nhiều ánh sáng và nhiệt. (3) nhỏ. (4) ít ánh sáng và nhiệt. B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (3 điểm): a. Trình bày đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất. Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất: - Trái đất tự quay một vòng quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. - Thời gian tự quay một vòng 24h ( một ngày, đêm). - Trục của Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo một góc 66033’. - Trái Đất quay quanh trục sinh ra hiện tượng ngày đêm trên Trái đất luân phiên và kế tiếp nhau không ngừng. b. Vì sao các địa điểm ở phía Đông bao giờ cũng có giờ sớm hơn ở phía Tây? Các địa điểm ở phía Đông bao giờ cũng có giờ sớm hơn ở phía Tây vì Trái đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên phía Đông sẽ có giờ sớm hơn phía Tây Câu 2 (1 điểm): Sáng sớm thức dậy, em thấy Mặt trời mọc ở hướng Đông, vậy làm thế nào để xác định các hướng bắc, nam và tây. Trang | 2
  3. Sáng sớm thức dậy, em thấy Mặt trời mọc ở hướng Đông, cách xác định các hướng Bắc, Nam và Tây: Quay mặt về phía Mặt trời mọc - Trước mặt là hướng Đông. - Đằng sau lưng là hướng Tây. - Bên trái là hướng Bắc. - Bên phải là hướng Nam. Câu 3 (2 điểm): a. Vào cuối tháng 12, bố của Nam có chuyến công tác một tuần đến Niu Di-len. Mẹ của Nam đi mua sắm thêm nhiều đồ ấm cho bố An mang đi công tác. Theo em, sự chuẩn bị như vậy có hợp lí hay không? Vì sao? - Vào cuối tháng 12, bố của Nam có chuyến công tác một tuần đến Niu Di-len. Mẹ của Nam đi mua sắm thêm nhiều đồ ấm cho bố An mang đi công tác. Sự chuẩn bị như vậy là không hợp lí. - Lí giải: Vào tháng 12 là thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nên nhận được lượng nhiệt nhiều, đang là mùa hè. Niu Di-len thuộc bán cầu Nam nên việc mẹ An chuẩn bị nhiều đồ ấm cho bố An mang đi công tác ở Niu Di-len là không hợp lí. b. Câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối nói về hiện tượng địa lí nào? Câu tục ngữ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/Ngày tháng mười chưa cười đã tối nói về hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng năm ở nước ta, đó là hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. - Vì Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo nên có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa. - Vào mùa hè bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nên có ngày dài hơn đêm. Mùa đông bán cầu Bắc ngả ra xa Mặt Trời nên có ngày ngắn hơn đêm. 2. Đề số 2 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại: A. Có nhiều con sông lớn. B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác với nhiều đồng bằng lớn. C. Lượng mưa phân phối đều đặn theo mùa. D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió. Câu 2. Sự thống nhất các công xã đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước : A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Ai Cập. D. Lưỡng Hà. Câu 3. Chữ viết của cư dân Lưỡng Hà : A. Chữ Phạn. B. Chữ hình nêm (chữ viết trên đất sét). Trang | 3
  4. C. Chữ tượng hình. D. Chữ La Mã. Câu 4. Đẳng cấp cao nhất trong xã hội cổ đại Ấn Độ: A. Ksa-tri-a. B. Vai-si-a. C. Su-đra. D. Bra-man. Câu 5. Tác phẩm Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta thuộc thể loại văn học: A. Sử thi. B. Truyện ngắn. C. Truyền thuyết. D. Văn xuôi. Câu 6. Lãnh thổ Ấn Độ cổ đại chủ yếu bao gồm các quốc gia: A. Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét ngày nay. B. Pa-ki-xtan, Nê-pan, Băng-la-đét ngày nay. C. Ấn Độ, Pa-ki-xtan, Nê-pan ngày nay. D. Nê-pan, Băng-la-đét ngày nay. Câu 7. Hãy lựa chọn cụm từ chọn từ/cụm từ cho sẵn: 3 200 TCN, thiên niên kỉ IV TCN, En-xi, Pha-ra-ông để điền vào ô trống cho phù hợp về nội dung lịch sử: a. Từ khoảng (1) , cư dân Ai Cập đã sống trong các công xã. Vào khoảng năm (2) , Mê- nét đã thống nhất các công xã thành nhà nước Ai Cập. Đứng đầu nhà nước là (3) , có quyền lực tối cao và được người dân tôn kinh như một vị thần. b. Ở Lưỡng Hà, nhiều nhà nước thành bang của người Xu-me đã ra đời tại hạ lưu sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát. Đứng đầu nhà nước là một (4) , có quyền lực tối cao, là người ban hành luật pháp, chỉ huy quân đội. B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (1 điểm): Em hiểu thế nào về câu nói của sử gia Hi Lạp cổ đại Hê-rô-dốt “Ai Cập là quà tặng của sông Nin”. Câu 2 (2 điểm): Em hãy kể tên một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. Em ấn tượng với phát minh nào nhất, vì sao? Câu 3 (3 điểm): Em hãy nêu các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Nhận xét về sự phân chia xã hội Ấn Độ cổ đại theo đẳng cấp. ĐÁP ÁN A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 1D; 2C; 3B; 4D; 5A; 6A Câu 7: Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. 1. thiên niên kỉ IV. Trang | 4
  5. 2. 3 2000 TCN. 3. Pha-ra-ông. 4. En-xi. B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1: Câu nói của sử gia Hi Lạp cổ đại Hê-rô-dốt “Ai Cập là quà tặng của sông Nin”: Sông Nin mang đến sự sống cho Ai Cập trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Lời dặn của Hê-rô-dốt cách đây hơn 2.000 năm vẫn còn nguyên giá trị. - Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, sông Nin bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mờ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. - Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập. Câu 2: Một số vật dụng hay lĩnh vực mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng từ chính phát minh của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại: - Chữ viết. - Hệ đếm 60. - Một số công trình kiến trúc. - Âm lịch. - Bánh xe, cái cày, - Nêu phát minh em ấn tượng nhất. - Giải thích lí do: Là những công trình vẫn còn tồn tại đến ngày nay, những bí ẩn về việc xây dựng các công trình vẫ còn là một ẩn sổ với các nhà khoa học, đươc xếp vào hàng kì quan thiên nhiên thế giới, . Câu 3: Các đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại: - Bra-man (tăng lữ), Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh), Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công), Su-đra (những người thấp kém trong xã hội). - Đẳng cấp có vị thể cao nhất là Bra-man (tăng lữ). Đẳng cấp có vị thế thấp nhất là Su-đra (những người thấp kém trong xã hội). Nhận xét sự phân chia xã hội Ấn Độ cổ đại theo đẳng cấp: - Sự phân chia xã hội hết sức hà khắc, khắt khe, bất công (người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau, những người ở đẳng cấp dưới buộc phải tôn trọng những người ở đẳng cấp trên) đã tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại. - Việc phân chia xã hội theo đẳng cấp đã tạo thành những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng tới tận ngày nay. Hết Trang | 5