Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

Câu 1: (4, 0 điểm) 
Chỉ rõ biện pháp tu từ và hiệu quả bi ểu đạt của nó trong đoạn thơ sau: 
“Anh đội viên mơ màng 
Như nằm trong giấc mộng 
Bóng Bác cao lồng lộng 
Ấm hơn ngọn lửa hồng” 
(Trích: “Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ) 
Câu 2: (6,0 điểm) 
Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau: 
“ Chuyện kể về một danh tướng có lần đi ngang qua trường học của mình, liền ghé vào thăm. Ông 
gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: 
- Thưa thầy, Thầy còn nhớ con không ạ! Con là… 
Người thầy giáo già hoảng hốt: 
- Thưa ngài, ngài là… 
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ạ? Với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những 
thành công này là nhờ sự giáo dục của thầy… 
(Trích: Quà tặng cuộc sống) 
Câu 3: (10,0 điểm) 
Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng
pdf 9 trang Bảo Hà 05/04/2023 2141
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2021_2022_tru.pdf

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Huệ (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGUYỄN HUỆ MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 90 phút ĐỀ THI SỐ 1 Câu 1: (4, 0 điểm) Chỉ rõ biện pháp tu từ và hiệu quả bi ểu đạt của nó trong đoạn thơ sau: “Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng” (Trích: “Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ) Câu 2: (6,0 điểm) Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện sau: “ Chuyện kể về một danh tướng có lần đi ngang qua trường học của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, Thầy còn nhớ con không ạ! Con là Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ạ? Với thầy con vẫn là người học trò cũ. Con có được những thành công này là nhờ sự giáo dục của thầy (Trích: Quà tặng cuộc sống) Câu 3: (10,0 điểm) Tâm sự của bức tường mới xây trong trường bị các bạn học sinh vẽ bậy và phá hỏng HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1 Trang | 1
  2. Câu 1 (4,0 điểm): - Chỉ ra được biện pháp tu từ: So sánh(so sánh ngang bằng: “Như”; so sánh không ngang bằng: “hơn”). Sử dụng từ láy “ lồng lộng”. (1,0 điểm) - Hiệu quả biểu đạt của nó trong đoạn thơ: (3,0 điểm) + Khổ thơ trên được trích trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Trong khổ thơ trên sử dụng biện pháp so sánh (như; hơn), từ láy (lồng lộng) cho thấy trạng thái mơ màng của anh đội viên (như trong giấc mộng). Anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác- vị lãnh tụ qua hình ảnh “Bóng Bác cao lồng lộng; Ấm hơn ngọn lửa hồng”. (1,0 điểm) + Hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh đội viên đang trong trạng thái lâng lâng, mơ màng, vừa lớn lao và vĩ đại (cao lồng lộng) nhưng lại hết sức gần gũi, sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng. (1,0 điểm) + Qua đó cho thấy tình cảm, sự ngưỡng mộ của anh đội viên đối với Bác. (1,0 điểm) Câu 2 (6,0 điểm): * Bài viết ngắn gọn, nêu lên được suy nghĩ của bản thân sau khi đọc xong câu chuyện trên. Rút ra được bài học. * Bài viết phải nêu được các ý sau: - Câu chuyện chứa đựng ý nghĩa triết lí lớn lao: Lòng biết ơn và đối nhân xử thế giữa con người và con người. (1,0 điểm) - Người học trò thành đạt nhớ tới thầy dạy dỗ, giáo dục mình nên người. Người học trò ứng xử khiêm tốn, mẫu mực, kính trọng, lòng biết ơn thầy giáo (con- thầy). Người thầy: Xưng hô lịch sự, đối nhân xử thế thấu tình đạt lí (ngài). (1,0 điểm) - Cách xưng hô giữa con người và con người thể hiện nét đẹp văn hóa trong cuộc sống. (0,5 điểm) - Mỗi người hãy sống đẹp, có cách cư xử đúng mực để thể hiện nhân cách.(1 điểm). - Trong cuộc sống phải thể hiện lòng biết ơn đối với người có công dạy dỗ hay giúp đỡ mình. Lòng biết ơn đó thể hiện qua lời nói, việc làm, hành động cụ thể (1 điểm) - Liên hệ: Câu chuyện trên đề cao bài học biết ơn xứng với đạo lí: “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “Tôn Sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam. Từ câu chuyện trên, chúng ta phải biết ơn, biết cách đối nhân xử thế tốt. Đó là nét đẹp văn hóa trong tâm hồn, nhân cách con người. (1,5 điểm)
  3. Câu 3 (10,0 điểm): Mở bài: Bức tường tự giới thiệu về thân phận của mình (1,0 điểm) Thân bài: (7,0 điểm) Bức tường kể về mình khi mới được xây với niềm tin tự hào, vì mình là một bức tường đẹp, trắng tinh, mịn màng. Luôn kiêu hãnh và thường phơi mình trong nắng sớm. Đem lại vẻ đẹp cho ngôi trường. Tâm sự của bức tường về cuộc sống mới ở trong trường học Tình cảm, sự gắn bó của bức tường với mọi người và đặc biệt là với học sinh Tâm sự đau buồn của bức tường khi bị một số bạn học sinh nghịch dại vẽ bậy khiến bức tường bẩn, khoác trên mình chiếc áo hình thù quái dị. Kết bài: (1,0 điểm) Ước mơ của bức tường Lời nhắc nhở các bạn học sinh. * Liên hệ thực tế của học sinh và rút ra được bài học cho bản thân (1,0 điểm) ĐỀ THI SỐ 2 Câu 1. (5.0 điểm) Trong bài thơ: “Đất nước” - trích: “Mặt đường khát vọng” - nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết: “ Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng ” a) Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến tác phẩm nào đã học trong sách Ngữ văn 6? Tác phẩm đó thuộc thể loại gì? b) Tìm những từ láy trong đoạn thơ trên.
  4. c) Giải nghĩa từ “đồng bào”. d) Phân tích ý nghĩa của chi tiết: “Cái bọc trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường”. Câu 2. (5.0 điểm) Trong văn bản “Vượt thác” nhà văn Võ Quảng đã miêu tả hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông: Ở đoạn đầu “những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước”; còn ở đoạn cuối “những cây to mọc giữa những lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”. Em hãy chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai hình ảnh trên và viết đoạn văn cảm nhận về ý nghĩa của hai hình ảnh đó. Câu 3. (10 điểm) Đọc kỹ đoạn chuyện sau: Một cụ già bước vào cửa hàng lập cập đưa lên một chiếc điện thoại: “Nhờ anh sửa hộ lão”. Anh thanh niên chủ cửa hàng đưa hai tay đón lấy và cẩn thận xem xét nó. Sau một lúc lâu, anh gửi lại cụ già và bảo: “Cụ ơi, điện thoại của cụ không hỏng gì đâu ạ!” Cụ già ngước đôi mắt mờ đục, buồn rầu nhìn anh thanh niên, giọng run run: “Sao đã lâu lắm rồi lão không nhận được cuộc gọi nào của con lão? Anh thanh niên bối rối trong giây lát. Và rồi anh quyết định ” Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy vào vai anh thanh niên để kể lại chi tiết đoạn chuyện trên và kể tiếp câu chuyện đằng sau dấu ba chấm. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2 Câu 1: (5.0 điểm) a. Đoạn thơ trích trong bài Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm gợi nhớ đến tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6: “ Con Rồng cháu Tiên” - 0,5 điểm. Thuộc thể loại: truyền thuyết - 0,5 điểm. b. Các từ láy có trong đoạn thơ: đằng đẵng, mênh mông(mỗi từ 0,25 điểm) c. Giải nghĩa từ đồng bào(cùng một bọc): những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc với mình. – 0,5 điểm (nếu HS có cách diễn đạt khác nhưng đúng nội dung vẫn cho điểm tối đa).
  5. d. Phân tích ý nghĩa của chi tiết: “Cái bọc trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường.” – 3.0 điểm Học sinh có thể viết thành một đoạn văn ngắn thể hiện được các ý sau: - Đây là chi tiết hoang đường kì lạ đậm màu sắc huyền thoại- đặc điểm của truyền thuyết.- (0.5 điểm) - Hình ảnh cái bọc trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc ở Việt Nam đều chung một nòi giống tổ tiên, cùng chung Bố Rồng, mẹ Tiên. Với chi tiết này người xưa muốn tôn vinh, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc. Điều đó khiến cho mọi người tự hào về nòi giống, hãnh diện về tổ tiên mình.(1.5 điểm) - Sự kì lạ còn thể hiện ở chỗ: “con nào con ấy hồng hào, đẹp đẽ lạ thường”-> các chàng trai con Bố Rồng, mẹ Tiên không phải là những người thường mà họ có dáng dấp của một vị thần. (0,5 điểm). - Kĩ năng tạo lập đoạn văn, cách dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm Câu 2: (5.0 điểm) * Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng: (1.0 điểm) - Biện pháp nhân hóa: những chòm cổ thụ- dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn (0.5 điểm) - So sánh: những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. (0.5 điểm) * Viết đoạn văn phân tích được ý nghĩa của hai hình ảnh đó: (4.0 điểm) - Về hình thức: viết thành một đoạn văn. - Về nội dung: triển khai được các ý cơ bản sau: + Đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì ảnh hai bên bờ phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác và “những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước”vừa như báo trước về một khúc sông dữ hiểm vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. + Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ hiện ra trên bờ khi con thuền đã vượt qua nhiều thác dữ thì lại“ mọc giữa những lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước”. Hình ảnh này vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với các bụi cây lúp xúp xung quanh, lại biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua nhiều ghềnh thác nguy hiểm, tiếp tục cổ vũ, động viên con người tiến lên phía trước. Câu 3 (10 điểm)
  6. A. Yêu cầu: a. Xác định đúng về: - Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng Người kể: anh thanh niên Ngôi kể: thứ nhất b. Gợi ý về mốt số ý chính cần hướng đến: 1. Kể lại chi tiết việc cụ già đến sửa điện thoại 2. Tưởng tượng và kể tiếp câu chuyện đằng sau dấu ba chấm: anh thanh niên sẽ quyết định làm gì, diễn biến các sự việc tiếp theo. (Ví dụ như anh quyết định dừng công việc anh đang làm dở để mời cụ già ngồi uống nước, hỏi han, trò chuyện lắng nghe cụ tâm sự về hoàn cảnh gia đình và các con của cụ; khéo léo tìm số điện thoại của con cụ để báo cho họ biết về nỗi mong ngóng của người cha già một cách tinh tế nhất như nhắn tin hoặc gọi điện kể lại sự việc cho họ nghe ít hôm sau cụ quay lại cửa hàng với niềm vui rằng con gọi điện báo sẽ về thăm nhà ) 3. HS tùy ý tưởng tượng và sáng tạo để kể thành một câu chuyện hoàn chỉnh. Chú ý: các chi tiết tưởng tượng càng có tính tích cực, có giá trị đạo đức và tư tưởng sâu sắc, khơi gợi được nhiều cảm xúc thẩm mỹ thì sự sáng tạo càng có ý nghĩa. c. Bài làm cần có bố cục ba phần, lời văn trong sáng, diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc. Lưu ý: - Do đăc trưng của kiểu bài nên chấp nhận mọi sự sáng tạo của hs miễn hợp lí, khuyến khích các bài làm có sự sáng tạo đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao. ĐỀ THI SỐ 3 Câu 1: (8,0 điểm) "Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm "
  7. (Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy; Sách Ngữ văn 6, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016) a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên? b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn. Câu 2. (12,0 điểm) Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn. Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn). II. Đáp án và thang điểm Câu 1 a) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những dòng thơ trên? - Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét. - Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam. b) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn. - Giới thiệu khái quát về đoạn thơ: giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ, giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Tre Việt Nam - Cảm nhận về khổ thơ: Nằm trong mạch thơ được viết theo thể thơ lục bát, rất gần gũi, giản dị, đời thường; ngôn ngữ thơ cũng rất mộc mạc, giản dị.
  8. Đoạn thơ trước hết vẽ lên trước mắt ta một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, màu xanh của tre hòa quyện cùng màu xanh của bầu trời - một cảnh sắc yên bình, êm ả thân thuộc nơi làng quê Việt Nam. Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý: → Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù "Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù" → Tinh thần lạc quan, yêu đời "Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành" → Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang "Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm" Cây tre đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người Việt Nam. Câu 2 Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn. Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày Dế Mèn đến thăm mộ Dế Choắt. 1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: thời gian, khung cảnh, các nhân vật tham gia. (Học sinh có thể sáng tạo ra một tình huống để giới thiệu về câu chuyện được kể) 2. Thân bài: Đây là một đề văn mở yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức về văn tự sự để chuyển vai kể một câu chuyện theo tưởng tượng vì thế nên sự sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học với việc liên hệ thực tế vô cùng quan trọng. Dế Choắt tuy là một nhân vật chính trong cuộc nói chuyện tuy nhiên là một nhân vật không còn tồn tại. Học sinh có thể sáng tạo thêm các nhân vật khác cùng tham gia vào câu chuyện cho sinh động, hấp dẫn Kể lại cuộc nói chuyện giữa Dế Mèn và Dế Choắt kết hợp việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên xung quanh qua đó bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của Dế Mèn: Dế Mèn nhắc lại chuyện cũ đã gây ra với Dế Choắt: bài học đường đời đầu tiên đầy ăn năn, hối hận. Dế Mèn kể cho Dế Choắt nghe những tháng ngày phiêu lưu mạo hiểm với những chiến tích và những thất bại của mình cùng những người bạn khác. Tâm sự về những dự định trong tương lai của Dế Mèn và những lời hứa hẹn với Dế Choắt.
  9. Khuyến khích những bài làm của học sinh giàu tính sáng tạo, có thể kể một câu chuyện cụ thể, sinh động, ấn tượng, giàu ý nghĩa. 3. Kết bài: Tình cảm, lời nhắn nhủ của Dế Mèn: Bài học về sự gắn bó, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Kêu gọi niềm đam mê nhiệt huyết của tuổi trẻ khám phá cuộc sống, khám phá thế giới xung quanh. VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 2 - Điểm 11 - 12: Đúng ngôi kể, ngôn ngữ sáng tạo, có sự kết hợp tốt giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự thuật lại được diễn biến tâm trạng. Biết bố cục mạch lạc, diễn đạt tốt, trình bày đẹp, chữ viết đúng chính tả. - Điểm 9 - 10: Đúng ngôi kể, có sự kết hợp giữa kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự thuật lại được diễn biến tâm trạng nhưng có thể chưa sáng tạo trong ngôn ngữ kể, có một số đoạn sao chép như văn bản, bố cục tương đối rõ. - Điểm 7 - 8: Đúng ngôi kể, có kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự thuật lại diễn biến tâm trạng chưa đầy đủ, có đoạn sao chép như văn bản, bố cục rõ, có thể mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 5 - 6: Đúng ngôi kể, có kết hợp kể chuyện với miêu tả và biểu cảm, nhân vật tự thuật lại được diễn biến tâm trạng nhưng chưa rõ, có đoạn sao chép như văn bản, bố cục chưa chặt chẽ, có thể mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Ghi nhớ văn bản nhưng có thể chưa thật chính xác, có kết hợp với miêu tả và biểu cảm nhưng chưa rõ, ngôi kể chưa thật đúng, chưa thuật lại được diễn biến tâm trạng, có đoạn còn lạc sang kể lể lại sự việc, mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 1 - 2: Ghi nhớ văn bản nhưng chưa chính xác, có đoạn sao chép lại văn bản, ngôi kể chưa thật đúng, quên nhiều tình tiết, diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 0: Bỏ giấy trắng.