Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tô Hiệu (Có đáp án)

Câu 1: (3 điểm)
Cho các từ sau: "Anh em, vấp váp, xe điện, ăn mặc, nhức nhối, cửa sông, tướng tá, cây bưởi, vuông vắn,
bút chì, non nước, ngay ngắn." 
Hãy chỉ ra trong các từ đó, những từ nào là:
a) Từ ghép tổng hợp
b) Từ ghép phân loại
c) Từ láy
Câu 2: (2 điểm)
Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:
"Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao".
Theo em, khổ thơ trên đă bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết
đoạn văn diễn tả tình cảm đó. 
Câu 3: (5 điểm)
Tả một cây cho bóng mát mà em thích.
pdf 10 trang Bảo Hà 06/04/2023 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tô Hiệu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2022_20.pdf

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Tô Hiệu (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2022 - 2023 (Thời gian làm bài: 120 phút) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: (3 điểm) Cho các từ sau: "Anh em, vấp váp, xe điện, ăn mặc, nhức nhối, cửa sông, tướng tá, cây bưởi, vuông vắn, bút chì, non nước, ngay ngắn." Hãy chỉ ra trong các từ đó, những từ nào là: a) Từ ghép tổng hợp b) Từ ghép phân loại c) Từ láy Câu 2: (2 điểm) Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau: "Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao". Theo em, khổ thơ trên đă bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết đoạn văn diễn tả tình cảm đó. Câu 3: (5 điểm) Tả một cây cho bóng mát mà em thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Câu 1: - Từ ghép tổng hợp: anh em, ăn mặc, tướng tá, non nước. - Từ ghép phân loại: xe điện, cửa sông, cây bưởi, bút chì. - Từ láy: ngay ngắn, vấp váp, nhức nhối, vuông vắn. Câu 2: Trang | 1
  2. - Nội dung: Nêu bật được những suy nghĩ, cảm xúc của nhà thơ về mẹ qua khổ thơ. + Nỗi xúc động đến nôn nao khi ngắm nhìn những sợi tóc bạc trắng theo thời gian trên mái đầu mẹ. (0,5 điểm) + Hình ảnh đối lập: "Lưng mẹ cứ còng dần xuống - Cho con ngày một thêm cao" bộc lộ ḷòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với sự hy sinh thầm lặng của mẹ. (0.5 điểm) + Đó là những suy nghĩ chân thành, sâu sắc của một người con gửi đến mẹ. Nhà thơ đã nói hộ nỗi lòng̣ của nhiều người con bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nghệ thuật nhân hoá, cùng hì́nh ảnh đối lập giàu giá trị. (0.5 điểm) - Hình thức: Viết đúng chính tả, ngữ pháp, rõ ràng, ngôn từ trong sáng, giàu cảm xúc. (0,5 điểm) Câu 3: a. Mở bài: Giới thiệu được tên loại cây đó, cảm nhận chung về ý nghĩa và mục đích của nó (0,5 điểm) b. Thân bài: - Tả những nét tiêu biểu của cây mà em thích đó là gì? Thân, gốc, tán lá, hoa lá cành, (HS có thể chọn một số nét tiêu biểu để tả, hoặc tả theo trình tự quan sát, hoặc theo mùa trong năm) (1,5 điểm) - Tả một vài hoạt động của thầy và trò, bạn bè với cây đó (1,5 điểm) - Tình cảm của em với cây đó. (1điểm) c. Kết bài: - Cảm nghĩ của bản thân về cây bóng mát đó. (0,5 điểm) ĐỀ SỐ 2 Câu 1: (1,5 điểm) a. Cho đoạn văn: "Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão, Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn." Dựa vào đoạn văn, trả lời các câu hỏi sau: - Hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn sau là những từ loại nào? - Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn: "Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống." b. Khi miêu tả màu hoa cải, tác giả Phạm Đức viết:
  3. "Màu vàng ánh nắng cô đúc lại, như vô vàn cánh bướm nhỏ xíu đậu chấp chới khắp cành. Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của bao tháng ngày đọng lại." Dựa vào đoạn văn, hãy trả lời các câu hỏi sau: - Giải thích nghĩa của từ "đọng" trong câu văn: "Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của bao tháng ngày đọng lại." - Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tác giả Phạm Đức đã dùng trong đoạn văn? Câu 2: (1,5 điểm) a. Xếp các từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa: lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh. b. Hãy thêm dấu câu cho phù hợp trong câu văn sau và viết lại câu văn đó ra giấy thi: " Phượng gợi nhắc mùa thi đã đến mùa hè sắp về sắp gặt hái thành quả của chín tháng miệt mài học tập." Câu 3: (1,0 điểm) Xác định các kiểu liên kết câu và chỉ ra những từ ngữ được dùng để liên kết tương ứng trong đoạn văn sau: "Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh. Những dặm rừng đỏ lên vì bom Mĩ. Những dặm rừng xám đi vì chất độc hóa học Mĩ. Những dặm rừng đen lại, cây cháy thành than chọc lên nền trời mây. Tất cả, tất cả lướt qua rất nhanh. Họ nhích dần từng bước, người nọ nối tiếp người kia thành một vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao." (Dương Thị Xuân Quý) Câu 4: Tập làm văn: Miêu tả quê hương em vào một buổi sáng mùa hè. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 Câu 1: a. (1,0 điểm) - Ghi lại rõ ràng, khoa học và gọi đúng tên từng từ loại, được 0,5 điểm. (Gọi thiếu tên 1 loại (hoặc thừa), trừ 0,25 điểm). Cụ thể: + Động từ; ngăn, trào. + Tính từ: cứng, chắc - Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của câu văn, ghi lại mạch lạc, khoa học, được 0,5 diểm. Nếu chỉ xác định đúng 1 thành phần không cho điểm. b. (0,5 điểm)
  4. - Nêu được, ghi lại rõ ràng nghĩa của từ "đọng" trong câu văn, được 0,25 điểm. + Đáp án: Từ "đọng" trong câu văn có nghĩa chỉ kết quả của sự tích tụ, sự lưu giữ lại. - Nêu được tên gọi của phép tu từ, được 0,25 điểm + Đáp án: Đoạn văn sử dụng phép so sánh; + (Nếu học sinh chỉ rõ dấu hiệu so sánh: như vô vàn cánh bướm nhỏ xíu đậu chấp chới khắp cành; là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của bao tháng ngày đọng lại cũng chỉ được 0,25 điểm) Câu 2: a. Xếp đúng các từ vào 4 nhóm từ đồng nghĩa, được 1,0 điểm (mỗi nhóm được 0,25 điểm, nếu xếp lẫn lộn hoặc thiếu từ trong một nhóm thì nhóm đó không có điểm) 1. Lấp lánh, lóng lánh. 2. Tràn ngập, đầy ắp. 3. Thiết tha, da diết. 4. Dỗ dành, vỗ về. b. Điền đúng, đủ 2 dấu phẩy vào câu và viết lại đúng câu văn ra giấy thi được 0,5 điểm. Đáp án: Phượng gợi nhắc mùa thi đã đến (,) mùa hè sắp về (,) sắp gặt hái thành quả của chín tháng miệt mài học tập. Câu 3: Xác định và gọi đúng tên 3 kiểu liên kết câu và ghi lại từng kiểu, được 1,0 điểm. (Nếu chỉ xác định và gọi tên đúng 2 kiểu liên kết chỉ được 0,5 điểm). - Lặp từ ngữ: Những dặm rừng - Dùng từ ngữ nối: Tất cả - Thay thế từ ngữ: Họ Câu 4: a. Mở bài: - Giới thiệu và cảm nhận chung về cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa hè. (0,5 điểm) b. Thân bài: - Miêu tả được những cảnh vật cụ thể của quê hương em vào một buổi sáng mùa hè theo một trình tự nhất định: (4,5 điểm) + Cảnh vật chuyển mình khi bình minh lên, mặt trời mọc + Cảnh vật, cây cối, hoạt động của con người
  5. + Con đường làng, cánh đồng, dòng sông - Ấn tượng (hoặc kỉ niệm đáng nhớ) về cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.(0,5 điểm) c. Kết bài: - Cảm nghĩ về cảnh quê hương. (0,5 điểm) ĐỂ SỐ 3 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây: Câu 1: Câu nào là câu khiến? A. A, mẹ về! B. Mẹ đã về chưa? C. Mẹ về đi, mẹ! D. Mẹ về rồi. Câu 2: Câu: “Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc” có cấu trúc như thế nào? A. Chủ ngữ - vị ngữ B. Vị ngữ - chủ ngữ C. Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ D. Trạng ngữ, vị ngữ - chủ ngữ Câu 3: Hai câu: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” được liên kết với nhau bằng cách nào? A. Dùng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối. B. Dùng từ ngữ thay thế. C. Lặp lại từ ngữ. D. Dùng từ ngữ nối. Câu 4: Câu: “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì? A. thán phục B. đau xót C. ngạc nhiên D. vui mừng Câu 5: Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa?
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai A. mênh mông – chật hẹp B. mạnh kho ẻ - yếu ớ t C. mập mạp - gầy gò D. vui tươi - buồn bã Câu 6 : Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình” ? A. bình yên, thái bình, hiền hoà . B. thái bình, thanh thản, lặng yên . C. thái bình, bình thản, yên tĩnh . D. bình yên, thái bình, thanh bình . Câu 7 : Từ nào ch ỉ sắc độ thấp ? A. vàng hoe B. vàng vọ t C. vàng khè D. vàng vàng Câu 8 : Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói v ề lòng tự trọng ? A. Thuốc đắng dã tật . B. Thẳng như ruột ngựa . C. Cây ngay không sợ chết đứng . D. Giấy rách phải giữ lấy lề . II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm ) Em hãy t ả một thầy giáo (hoặc cô giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhấ t HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 I . PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm ) Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B B A C D D D II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Trang | 6
  7. a. HS viết được phần mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp (giới thiệu thầy giáo hoặc cô giáo), câu văn đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả: (0,75 điểm) b. HS viết được phần thân bài: (3 điểm). Trong đó: - Nội dung: tả được các đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của thầy(cô giáo) trong một tiết học: - Kĩ năng: diễn đạt đủ ý, rõ ràng; đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả: - Cảm xúc: thể hiện được cảm xúc tự nhiên, chân thực: c. HS viết được phần kết bài (thể hiện tình cảm của mình hoặc nhận xét về thầy (cô giáo)); dùng từ đặt câu chính xác, không sai lỗi chính tả: 0,75 điểm d. Chữ viết chính tả toàn bài: 0,5 điểm e. Dùng từ đặt câu toàn bài: 0,5 điểm f. Sáng tạo: 0,5 điểm ĐỀ SỐ 4 Câu 1: (1đ) Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây: a) Gạn đục khơi trong. b) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. c) Ba chìm bảy nổi. d) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối. Câu 2: (1,5đ) Một bạn học sinh viết chính tả vì chép vội nên quên hết các dấu câu của đoạn văn sau: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ( ) đó là một truyền thống quý báu của ta ( ) từ xưa đến nay ( ) mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ( )thì tinh thần ấy lại sôi nổi ( ) nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ ( ) to lớn ( ) nó lướt qua mọi sự nguy hiểm ( ) khó khăn ( ) nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” (Trích Tiếng Việt lớp 5, trang 13 – Hồ Chí Minh) a) Em hãy điền các dấu câu vào đoạn văn và chép lại cho đúng. b) Chỉ ra 1 câu ghép trong đoạn văn trên. Câu 3: (1,5đ) Trong bài Cô giáo lớp em ( Tiếng Việt lớp 2, tập 1), nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đã viết: “Cô dạy em tập viết Gió đưa thoảng hương nhài Nắng ghé vào của lớp Xem chúng em học bài”
  8. Chỉ ra biện pháp tu từ nghệ thuật trong khổ thơ trên? Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp em thấy được điều đẹp đẽ gì ở các bạn học sinh? PHẦN II. (6 điểm) TẬP LÀM VĂN Đề bài: Hãy miêu tả một cảnh đẹp trên quê hương em vào một buổi sáng mùa hè. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Câu 1: (1đ) Mỗi ý đúng 0,25đ a) đục – trong b) đen – rạng (sáng) c) chìm – nổi d) nắng – mưa Câu 2: (1,5đ) a) Chép đúng dấu câu được 1đ “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” b) Chỉ ra đúng câu ghép: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (0,5đ) Câu 3: (1,5đ) – Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nhân hóa – Nội dung: Thấy được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự chăm chỉ, miệt mài học tập của các bạn không những làm cho ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng mà còn làm cho cảnh vật xung quanh cũng ngừng đùa nghịch để ghé xem các em học bài . Lưu ý: Hs trình bày nội dung đúng, đủ, hay thành một đoạn văn ngắn thì cho tối đa 1,5đ còn trình bày bằng gạch đầu dòng thì cho tối đa 1đ. PHẦN II (6đ) a. Mở bài: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về 1 cảnh đẹp trên quê hương em vào một buổi sáng mùa hè. (0,5đ) b. Thân bài: 5đ – Miêu tả được cảnh vật cụ thể của quê hương em vào một buổi sáng mùa hè theo một trình tự nhất định: trình tự không gian thời gian, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại
  9. + . c. Kết bài: 0,5đ. Ấn tượng (hoặc kỉ niệm đáng nhớ) về cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.(0,5đ) ĐỀ SỐ 5: I. Phần Văn - Tiếng Việt: (2.0 điểm) Đọc kỹ đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới: “Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh” Câu 1: Xác định từ láy trong đoạn thơ trên? Những từ nào là láy bộ phận, từ nào là láy toàn bộ? (1.0 điểm) Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? (1.0 điểm) II. Phần tập làm văn: (8.0 điểm) Em hãy tả một người mà em yêu thích. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 I. Phần tiếng Việt (2 điểm) Câu 1: - Đoạn thơ có các từ láy: Loắt choắt; xinh xinh; thoăn thoắt; nghênh nghênh. - Láy bộ phận: Loắt choắt; thoăn thoắt. - Láy toàn bộ: xinh xinh, nghênh nghênh Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả hình dáng của chú bé giao liên đang làm nhiệm vụ có tên là Lượm. II. Phần tập làm văn (8 điểm) a. Mở bài: Giới thiệu được người cần tả b. Thân bài: - Tả hình dáng: + Chiều cao, khuôn mặt, nước da, ? - Tả tính nết: + Hiền hay nóng tính?
  10. + Giúp đỡ mọi người như thế nào? c. Kết bài: Cảm nghĩ của em về người ấy.