Đề thi thử vào Lớp 6 môn Tiếng Việt - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)
Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm)
Xuân về
Thong thả dân gian nghỉ việc đồng
Lúa thì con gái mượt như nhung
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng
Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn một đôi cô
Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
Tay lần tràng hạt miệng nam mô.
(theo Nguyễn Bính)
1. (0,25 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ bảy chữ
B. Thơ tám chữ
C. Thơ lục bát
D. Thơ năm chữ
2. (0,25 điểm) Bài thơ miêu tả khung cảnh vào thời điểm nào trong năm?
A. Khi mùa đông về
B. Khi mùa xuân về
C. Khi mùa hè về
D. Khi mùa thu về
3. (0,25 điểm) Trong vườn, các loài hoa nào đã rơi rụng?
A. Hoa bưởi, hoa mai
B. Hoa mai, hoa đào
C. Hoa đào, hoa cam
D. Hoa cam, hoa bưởi
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 6 môn Tiếng Việt - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_6_mon_tieng_viet_nam_hoc_2021_2022_de_4_c.doc
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 6 môn Tiếng Việt - Năm học 2021-2022 - Đề 4 (Có đáp án)
- Đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2021 - Đề 4 Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm) Xuân về Thong thả dân gian nghỉ việc đồng Lúa thì con gái mượt như nhung Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng. Trên đường cát mịn một đôi cô Yếm đỏ khăn thâm trảy hội chùa Gậy trúc dắt bà già tóc bạc Tay lần tràng hạt miệng nam mô. (theo Nguyễn Bính) 1. (0,25 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? A. Thơ bảy chữ B. Thơ tám chữ C. Thơ lục bát D. Thơ năm chữ 2. (0,25 điểm) Bài thơ miêu tả khung cảnh vào thời điểm nào trong năm? A. Khi mùa đông về C. Khi mùa hè về B. Khi mùa xuân về D. Khi mùa thu về 3. (0,25 điểm) Trong vườn, các loài hoa nào đã rơi rụng? A. Hoa bưởi, hoa mai C. Hoa đào, hoa cam B. Hoa mai, hoa đào D. Hoa cam, hoa bưởi
- 4. (0,25 điểm) Bài thơ có sử dụng bao nhiêu từ láy? A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. 4 từ 5. (0,25 điểm) Câu thơ “Gậy trúc dắt bà già tóc bạc” đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ 6. (0,25 điểm) Em hiểu cụm từ “việc đồng” nghĩa là gì? A. Công việc ngoài đồng ruộng C. Công việc ở trên sông hồ B. Công việc ở trong bếp D. Công việc ở trong vườn 7. (0,25 điểm) Từ nào đồng nghĩa với từ in đậm trong câu thơ “Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng”? A. Thoang thoảng B. Mờ nhạt C. Nồng nàn D. Nhạt nhòa 8. (0,25 điểm) Em hiểu “lúa thì con gái” nghĩa là gì? A. Tên giống lúa này là “con gái” B. Lúa có ngoại hình giống người con gái C. Lúa đang ở thời điểm tươi xanh, tràn đầy sức sống nhất D. Lúa đã chín vàng ươm, đẹp như mái tóc người con gái Phần 2. Tự luận (8 điểm) Câu 1. (2 điểm) Cho đoạn văn sau: (1) Thường thường, vào khoảng đó, trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. (2) Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ra ở trên trời, mình cảm
- thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. (3) Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. (4) Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột. (theo Vũ Bằng) a. Em hãy phân tích cấu tạo các câu (1), (3) và cho biết các câu đó thuộc kiểu câu gì? b. Em hãy chỉ ra các hình ảnh so sánh có xuất hiện trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh. Câu 2. (1 điểm) a. Em hãy tìm 3 tính từ từ chỉ phẩm chất của người học sinh. b. Chọn 1 trong các từ vừa tìm được và đặt thành 1 câu ghép. Câu 3. (1 điểm) Em hãy viết tiếp để hoàn thành các câu ghép sau: a. . nhưng chú mèo vẫn ngủ say bên đống tro bếp. b. Trời mưa ngày càng to hơn . Câu 4. (4 điểm) Em hãy viết bài văn miêu tả lại một loại quả mà em yêu thích nhất vào mùa hè.
- Hướng dẫn trả lời Phần 1. Trắc nghiệm 1. A 2. B 3. D 4. B 5. C 6. A 7. C 8. C Phần 2. Tự luận Câu 1. a. (1) Thường thường, vào khoảng đó,// trời/ đã hết nồm//, mưa xuân/ bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. TN: thường thường, vào khoảng đó CN1: trời - VN1: đã hết nồm CN2: mưa xuân - VN2: bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Câu ghép (3) Trên giàn hoa lí/, vài con ong/ siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. TN: trên giàn hoa lí CN: vài con ong VN: siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa Câu đơn b. - Hình ảnh so sánh có trong đoạn văn: nền trời đùng đục như màu pha lê mờ, làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
- - Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh: giúp cho câu văn, hình ảnh trở nên chân thực, sống động và hấp dẫn hơn, giúp cho người đọc dễ liên tưởng, tưởng tượng ra màu của nền trời đùng đục, màu hồng hồng của ánh sáng buổi sớm. Câu 2. Gợi ý: a. Tính từ chỉ phẩm chất của người học sinh: chăm chỉ, cần cù, siêng năng, ngoan ngoãn, hiền lành, trung thực, tự tin, sáng tạo, kiên trì, lười biếng, lười nhác b. HS tham khảo các câu sau: Linh là một học sinh giỏi vì cậu ấy vừa chăm chỉ lại vừa thông minh. Suốt 1 tháng nay, Hùng luôn kiên trì dậy sớm tập thể dục, nhờ thế cậu ấy đã khỏe mạnh hơn rất nhiều. Câu 3. Gợi ý: a. Mặt trời đã lên đến đỉnh rồi, nhưng chú mèo vẫn ngủ say bên đống tro bếp. b. Trời mưa ngày càng to hơn nên các bác thợ xây phải ngồi lại trú mưa dưới mái hiên nhà em. Câu 4. Bài tham khảo Khi mùa hè đến, ánh nắng chói chang len qua vòm lá biếc, chính là lúc các loại quả đua nhau chín mọng trên cành. Tuy nhiên, dù nhiều loại quả vào mùa như vậy, thì em vẫn đặc biệt dành sự yêu mến cho quả dưa hấu.
- Quả dưa hấu em thích là quả dưa hấu mà lâu nay người Việt ta vẫn trồng và ăn, chứ không phải loại dưa hấu mới không hạt. Quả dưa hấu tròn và dài hình elip chứ không tròn xoe như trái bóng. Lớp vỏ bên ngoài láng cóng, trơn trượt như quét một lớp dầu bóng. Vỏ màu xanh sẫm, xen kẽ những được vân dọc màu xanh nhạt, nối từ đỉnh này đến đỉnh kia của quả dưa. Vỏ dưa hấu loại này khá dày, áng chừng bằng nửa đốt ngón tay, rất cứng. Nó giúp bảo vệ cho phần thịt quả bên trong khỏi ánh nắng chói chang của mùa hè. Đặc biệt mặt vỏ bên trong của quả dưa được gọi là cùi sẽ có màu xanh ngọc nhạt đến mức đôi khi tưởng là màu trắng. Phần cùi này thường được các bà, các mẹ tận dụng để muối chua hoặc làm mứt. Phần chiếm 90% diện tích còn lại của quả dưa hấu đương nhiên chính là phần thịt dưa. Thịt dưa hấu màu đỏ tươi, giòn xốp và mọng nước. Xen lẫn giữa thịt dua, là những hạt dưa đen bóng to bằng hạt đậu nành, dẹp lép. Những hạt dưa này có thể phơi khô để rang lên làm món hạt dưa nhâm nhi lúc rảnh rỗi. Lại nói về phần thịt dưa hấu, nó có mùi thơm rất thanh và nhạt, không để ý rất dễ bỏ qua. Nhưng riêng vị của nó thì khó mà quên đi được, nó vừa thanh mát lại ngọt ngào nhưng không hề dễ ngán. Cắn một miếng thật lớn, cảm nhận sự ngọt mát, giòn thanh tràn đầy khoang miệng, chính là sự sung sướng nhất của mùa hè. Những quả dưa hấu ngoài việc ăn ngay như bình thường còn có thể làm thành nhiều món ngon khác. Chẳng hạn như sinh tố dưa hấu, kem dưa hấu, nước ép dưa hấu Vào những ngày hè, hầu như ngày nào gia đình em cũng ăn dưa hấu cả. Không chỉ vì nó ngon, mà vì nó còn rất nhiều tác dụng nữa. Theo mẹ kể, ăn dưa hấu làm mát cơ thể trong ngày hè nóng bức. Đồng thời, nó còn rất tốt cho da và hệ tiêu hóa nữa. Không những thế, dưa hấu còn có thể góp phần ngăn ngừa sự oxi hóa và phòng bệnh
- ung thư. Đối với em, dưa hấu thực sự là loại quả không thể thiếu của mùa hè. Chính sự hiện diện của nó khiến cho mùa hè thêm tuyệt vời hơn.