Đề thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt - Năm học 2021-2022 - Đề số 1 (Có đáp án)
Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Trong các câu sau, câu nào không chứa cặp từ trái nghĩa? (0,25 điểm)
A. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
B. Chân cứng đá mềm.
C. Môi hở răng lạnh.
D. Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
2. Từ chân nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển? (0,25 điểm)
A. Hùng phải nghỉ học sáng nay vì bị đau chân.
B. Dì Mai đang đeo giày vào chân cho em bé.
C. Cô Hoa đang tập duỗi thẳng chân trong tiết học yoga.
D. Sau buổi họp, Tú đã được giữ một chân trong đội tuyển bóng đá.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt - Năm học 2021-2022 - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_vao_lop_6_mon_tieng_viet_nam_hoc_2021_2022_de_so_1_co.doc
Nội dung text: Đề thi vào Lớp 6 môn Tiếng Việt - Năm học 2021-2022 - Đề số 1 (Có đáp án)
- Đề thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm học 2021-2022 - Đề số 1 Phần 1. Trắc nghiệm (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. 1. Trong các câu sau, câu nào không chứa cặp từ trái nghĩa? (0,25 điểm) A. Bán anh em xa mua láng giềng gần. B. Chân cứng đá mềm. C. Môi hở răng lạnh. D. Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho. 2. Từ chân nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển? (0,25 điểm) A. Hùng phải nghỉ học sáng nay vì bị đau chân. B. Dì Mai đang đeo giày vào chân cho em bé. C. Cô Hoa đang tập duỗi thẳng chân trong tiết học yoga. D. Sau buổi họp, Tú đã được giữ một chân trong đội tuyển bóng đá. 3. Câu nào dưới đây dấu gạch chéo (/) đã được dùng để phân tách chủ ngữ và vị ngữ? (0,25 điểm) A. Mùa hè/, trời bắt đầu sáng từ lúc mới 5 giờ. B. Em/ thức dậy từ lúc 5 giờ sáng. C. Dì Mai chở em bé đến trường mẫu giáo/ rồi mới đi làm. D. Chú Hùng đang là/ công nhân ở nhà máy giấy. 4. Hai câu thơ sau đây đã sử dụng biện pháp tu từ gì? (0,25 điểm)
- Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (Quê hương - Tế Hanh) A. So sánh - Nhân hóa C. Ẩn dụ - Hoán dụ B. Nhân hóa - Ẩn dụ D. Hoán dụ - so sánh 5. Dòng nào sau đây chỉ chứa các từ ghép tổng hợp? (0,25 điểm) A. Nấu nướng, học hành, ăn ngủ, áo quần B. Xe cộ, hoa quả, bánh chưng, ốc sên C. Tàu thuyền, xe đạp, thầy cô, ghế gỗ D. Bạn bè, đi đứng, ăn uống, quần đùi 6. Câu nào sau đây không phải là câu cầu khiến? (0,25 điểm) A. Các em hãy mở sách giáo khoa ra! B. Hùng ơi, mở cửa sổ ra đi cậu! C. Em không được hái bông hoa đó! D. Bầu trời hôm nay đẹp quá! 7. Từ nào sau đây không phải là từ ghép? (0,25 điểm) A. Ngủ trưa B. Bay lượn C. Nấu cơm D. Cắt giấy 8. Các vế trong câu ghép sau có mối quan hệ ý nghĩa gì với nhau: “Trời càng lạnh lẽo, thì người đi đường càng ít đi vào buổi tối”. (0,25 điểm) A. Quan hệ nguyên nhân - kết quả C. Quan hệ giả thiết - kết quả B. Quan hệ tăng tiến D. Quan hệ tương phản
- Phần 2. Tự luận (8 điểm) Câu 1. (1 điểm) Cho đoạn thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viếng lăng Bác - Viễn Phương) Em hãy tìm các động từ, tính từ, danh từ có trong đoạn thơ và điền vào bảng sau: Danh từ Động từ Tính từ Câu 2. (1 điểm) Em hãy phân tích cấu tạo của các câu sau đây và cho biết câu đó thuộc kiểu câu gì. a. Mỗi ngày, dì Nhi đều thức dậy từ sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. b. Lũ trẻ vội vàng chạy trở về lớp học vì chúng nghe thấy tiếng trống vang lên dồn dập từ phía phòng bảo vệ. Câu 3. (1 điểm) Đọc bài thơ sau và cho biết, bài thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nào. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Cơn giông bỗng cuộn giữa làng Bờ ao lở. Gốc cây bàng cũng nghiêng Quả bòng chết chẳng chịu chìm Ao con mà sóng nổi lên bạc đầu (Cơn giông - Trần Đăng Khoa) Câu 4. (5 điểm) Em hãy miêu tả lại sân trường mình vào giờ ra chơi.
- Hướng dẫn trả lời: Phần 1. Trắc nghiệm 1. C 2. D 3. B 4. B 5. A 6. D 7. D 8. B Phần 2. Tự luận Câu 1. Danh từ Động từ Tính từ ngày ngày, mặt trời, lăng đi, thây đỏ Câu 2. a. Mỗi ngày dì Nhi đều thức dậy từ sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà. TN CN VN Câu đơn. b. vội vàng chạy trở về nghe thấy tiếng trống vang lên Lũ trẻ vì chúng lớp học dồn dập từ phía phòng bảo vệ. CN1 VN1 QHT CN2 VN2 Câu ghép Câu 3.
- Bài thơ đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, ở hình ảnh “quả bòng chết chẳng chịu chìm”. Quả bòng vốn là một loại quả vô tri vô giác, nay được gán cho tính cách và hành động như con người: kiên cường, bất khuất, dù chết cũng nhất quyết không chịu chìm xuống. Từ đó, hình ảnh nhân hóa giúp câu thơ trở nên sống động, hấp dẫn, hình ảnh thơ trở nên dễ liên tưởng, tưởng tượng, đồng thời khiến cho hình ảnh quả bòng (quả bưởi) thật thú vị. Câu 4. Bài tham khảo Trong không khí yên bình của ngôi trường, bỗng vang lên âm thanh của tiếng trống: Tùng tùng tùng Đó là âm thanh báo hiệu một giờ ra chơi vui vẻ được bắt đầu. Cùng lúc đó, từ các cửa lớp, các bạn học sinh ùa ra sân trường như bầy ong vỡ tổ. Với sự xuất hiện của những bạn học sinh, sân trường mới lúc trước còn rộng rãi đến thế mà giờ đây đã nhanh chóng trở nên chật chội. Góc nào cũng có những cô bé, cậu bé ríu rít trò chuyện. Nhưng chỉ vài phút sau, các bạn ấy lại dàn ra, xếp thành từng hành ngăn nắp. Vì để bắt đầu giờ ra chơi, thì các bạn học sinh cần phải tập thể dục trước đã. Những động tác đơn giản giúp thư giãn cơ thể được thực hiện nghiêm túc trên nền nhạc sôi động, giúp năm phút thể dục trôi qua nhanh chóng. Sau lời nhận xét của thầy tổng phụ trách, các bạn ấy liền tách ra, gộp lại thành từng nhóm nhỏ để bắt đầu vui chơi. Ở góc sân trống lớn, là những nhóm chơi đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt. Cùng với đó, là những nhóm bạn đứng quan sát và cổ vũ nhiệt tình. Mỗi khi một bàn thắng được ghi, là một đợt reo hò ăn mừng không kém gì trong các giải đấu lớn. Ở góc sân có nhiều bóng mát, là những nhóm chơi ô ăn quan, chơi bắn bi Sự điệu nghệ và tính toán tỉ
- mỉ của từng bước đi khiến mọi người phải tập trung hết sức để quan sát. Nơi những hàng ghế đá, là các nhóm bạn sôi nổi bàn tán về đủ đề tài lý thú. Đó là về kì thi sắp đến, về chuyến du lịch vừa trải qua, về những bộ phim hấp dẫn, về cả những món ăn, trang phục yêu thích nữa. Dù nói mãi cũng chẳng thể nào hết chuyện được. Cứ như vậy, giờ ra chơi trôi qua một cách nhanh chóng trong sự sung sướng của các bạn học sinh. Bỗng, ba tiếng trống quen thuộc lại vang lên, tuyên bố chấm dứt giờ ra chơi. Tuy tiếc nuối, nhưng các bạn vẫn nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ rồi quay trở lại lớp học. Cả sân trường phút chống rộng thênh thang, cô đơn đến lạ kì. Cả hàng cây, ghế đá lại trầm lắng, chờ đợi giờ giải lao tiếp theo để được hội ngộ với những bạn nhỏ đáng yêu. Nhờ có giờ giải lao, mà học sinh chúng em được vui chơi, thư giãn sau các tiết học căng thẳng. Và nhờ đó, mà chúng em được thân thiết hơn với bạn bè và có thật nhiều kỉ niệm đẹp trên sân trường.