Kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là 

     A. Sự thật.       B. Dũng cảm.        C. Khiêm tốn.          D. Tự trọng.

Câu 2: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là

A. Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

B. Chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.

C. Có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

D. Chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu 3: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?

A. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống.

B. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình.

C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết.

D. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết.

Câu 4: Tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta?

A. Giúp con người tin tưởng nhau.

B. Giúp con người gắn kết với nhau.

C. Làm cho tâm hồn thanh thản.

D. Cả A, B, C.

Câu 5: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của sự thật? 

A. Không ai biết thì không nói sự thật.

B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ.

C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối.

D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe.

Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật? 

A. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp.

B. Không coi cóp bài trong giờ kiểm tra.

C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác.

D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game.

doc 6 trang Bảo Hà 08/06/2023 920
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockiem_tra_cuoi_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_6_sach_chan_troi_sa.doc

Nội dung text: Kiểm tra cuối kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. TRƯỜNG THCS KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: GDCD LỚP 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA. - Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong chủ đề 4, 5, 6. 1. Kiến thức. - Nhận biết được: một số biểu hiện của tôn trọng sự thật, tự lập, kể về hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác, tự nhận thức bản thân. - Hiểu được: Hiểu và phân biệt được một số biểu hiện của sự thật, biểu hiện của của tính tự lập và khái niệm Tự lập, Thế nào là tự nhận thức bản thân, Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân. - Vận dụng xử lý tình huống và liên hệ được thực tế trong cuộc sống, rút ra bài học từ những hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người. Là học sinh em cần rèn luyện tính tự lập bằng cách nào. 2. Năng lực. - Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những chuẩn mực đạo đức, những giá trị của tôn trọng sự thật. - Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện được những việc làm thể hiện tôn trọng sự thật, tự lập, tự nhận thức bản thân. - Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy những giá trị về tôn trọng sự thật, tự lập, tự nhận thức bản thân. - Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy được giá trị của tôn trọng sự thật. 3. Về phẩm chất: - Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. - Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống và những giá trị của tôn trọng sự thật. - Nhân ái: Luôn cổ gắng vươn lên đạt kết quà tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để góp phần vun đắp giá trị của tự nhận thức bản thân. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA. - Kết hợp TNKQ và tự luận - HS làm bài ở lớp. III. THIẾT LẬP MA TRẬN. Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dung Cộng Vận dụng Vận dung cao thấp Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
  2. Chủ đề: Biết được: Hiểu và phân Vận dụng để Tôn một số biểu biệt được một xử lý một số trọng sự hiện của tôn số biểu hiện tình huống thật trọng sự thật của sự thật (C8,9,10) (C1,2,3,4) (C5,6,7) Số câu: 4 3 3 10 Số điểm: 1 0,75 0,75 2,5 Tỉ lệ: 10% 7,5% 7,5% 25% Chủ đề: Biết được: Hiểu và phân Vận dụng để Vận dụng rút Tự lập Biểu hiện biệt được biểu xử lý tình ra bài học từ của tính tự hiện của của huống những hành vi lập. Kể về tính tự lập và (C14) ỷ lại, dựa dẫm hành vi ỷ lại, khái niệm Tự và phụ thuộc dựa dẫm và lập là gì? vào người. Là phụ thuộc (C13,18) học sinh em vào người cần rèn luyện khác tính tự lập bằng (C11,12, 17) cách nào? (17,18) Số câu: 2+1/2 1+1/2 1 ½+1/2 6 Số điểm: 1,5 1,25 0,25 2 5 Tỉ lệ: 10% 2,5% 2,5% 20% 50% Chủ đề: Biết được: Thế nào là tự Tự nhận Biểu hiện nhận thức bản thức bản của tự nhận thân? Ý nghĩa thân. thức bản của tự nhận thân. thức bản (C15,16) thân? (C19) Số câu: 2 1 3 Số điểm: 0,5 2 2,5 Tỉ lệ: 5% 20% 25% TS câu: 8+1/2 5+1/2 5 19 TS điểm: 3 4 3 10 Tỉ lệ: 30% 40% 30% 100% IV. NỘI DUNG CÂU HỎI A. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) Khoanh vào chữ cái đầu mà em cho là đúng (Mỗi câu đúng 0,25 điểm).
  3. Câu 1: Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là A. Sự thật. B. Dũng cảm. C. Khiêm tốn. D. Tự trọng. Câu 2: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là A. Suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật. B. Chỉ cần trung thực với cấp trên của mình. C. Có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết. D. Chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết. Câu 3: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật? A. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống. B. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình. C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết. D. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết. Câu 4: Tôn trọng sự thật có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta? A. Giúp con người tin tưởng nhau. B. Giúp con người gắn kết với nhau. C. Làm cho tâm hồn thanh thản. D. Cả A, B, C. Câu 5: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về biểu hiện của sự thật? A. Không ai biết thì không nói sự thật. B. Chỉ cần trung thực với cấp trên là đủ. C. Không chấp nhận sự giả tạo, lừa dối. D. Nói bí mật của người khác cho bạn nghe. Câu 6: Việc làm nào dưới đây thể hiện hành vi của người luôn tôn trọng sự thật? A. Đặt điều nói xấu bạn trong lớp. B. Không coi cóp bài trong giờ kiểm tra. C. Làm sai thì tìm cách đổ lỗi cho người khác. D. Nói dối mẹ đi học thêm, để đi chơi game. Câu 7: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái thể hiện hành vi của một người A. Xa hoa, lãng phí. B. Cần cù, siêng năng. C. Tiết kiệm, khiêm tốn. D. Tôn trọng sự thật. Câu 8: Cuộc tranh luận đang xảy ra giữa các bạn trong lớp N, cùng một sự việc mà các bạn đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Nếu em là N, em sẽ làm gì? A. Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ai. B. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo. C. Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình. D. Lắng nghe, phân tích để chọn ý kiến đúng nhất.
  4. Câu 9: Bạn H trên đường đi học về đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có rất nhiều tiền và giấy tờ. Bạn đã mang đến đồn công an gần nhất để trình báo và trả lại người đánh mất. Việc làm của bạn H thể hiện bạn là người A. Rất tốt, sống thật thà. B. Có đức tính tiết kiệm. C. Thích thể hiện bản thân. D. Giản dị, không đua đòi. Câu 10: Trên đường đi học về em nhặt được 1 chiếc ví trong đó có 4 triệu và các giấy tờ tùy thân. Trong tình huống này em sẽ làm gì? A. Lấy tiền trong chiếc ví đó đi mua những thứ mình thích. B. Mang tiền về cho bố mẹ, để mua đồ dùng trong gia đình. C. Mang đến đồn công an để họ tìm người mất và trả lại. D. Lấy hết tiền trong ví, rồi vứt chiếc ví đó vào thùng rác. Câu 11: Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống gọi là A. Tự tin. B. Tự kỉ. C. Tự chủ. D. Tự lập. Câu 12: Tự lập là A. Tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống. B. Dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được. C. Ỷ lại vào người khác, đặc biệt là vào bố mẹ của mình. D. Đợi bố mẹ sắp xếp nhắc nhở mới làm, không thì thôi. Câu 13: Biểu hiện của tự lập là gì? A. Luôn làm theo ý mình, không cần nghe ý kiến của người khác. B. Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với khó khăn, thử thách. C. Sẵn sàng làm mọi thủ đoạn để đạt mục đích của mình đạt ra. D. Tự mình làm, không hợp tác với người khác trong công việc Câu 14: Mỗi buổi tối, cứ ăn cơm xong là bạn H giúp mẹ dọn dẹp, rửa bát sau đó lấy sách vở ra học bài. Việc làm đó của H thể hiện điều gì? A. H là người tự lập. B. H là người ỷ lại. C. H là người tự tin. D. H là người tự ti. Câu 15: Tự nhận thức về bản thân sẽ giúp chúng ta A. Sống tự do và không cần phải quan tâm tới bất kì ai. B. Bình tĩnh, tự tin hơn lôi cuốn sự quan tâm của người khác. C. Để mình sống không cần dựa dẫm vào người xung quanh. D. Biết rõ những mong muốn, những khả năng, khó khăn của bản thân. Câu 16: Biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Tự nhận thức về bản thân. B. Tư duy thông minh. C. Có kĩ năng sống tốt. D. Sống tự trọng. B. Tự luận. (6 điểm) Câu 17. (2 điểm) Em hãy kể về hành vi ỷ lại, dựa dẫm và phụ thuộc vào người khác mà em đã gặp hoặc nghe kể trong học tập và cuộc sống. Em rút ra bài học gì từ những hành vi đó?
  5. Câu 18. (2 điểm) Tự lập là gì? Là học sinh em cần rèn luyện tính tự lập bằng cách nào? Câu 19. (2 điểm) Thế nào là tự nhận thức bản thân? Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân? V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM A. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm) (Mỗi ý đúng được 0,25 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp A A A D C B D D A C D A B A D A án Điểm Mỗi câu đúng 0,25 điểm B.Tự luận (6 điểm) Câu Nội dung Điểm - Trong học tập 0,5 + Quay cóp khi làm bài kiểm tra. + Không tự làm bài tập về nhà mà đi chép bài của bạn. + Phải để thầy cô nhắc nhở nhiều về học tập. - Cuộc sống hàng ngày 0,5 + Lúc nào cũng trông chờ, dựa dẫm vào bố mẹ. + Ngủ dậy không tự gấp chăn màn. + Không tự giác làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ lúc rảnh rỗi. Câu 17 - Em rút ra bài học nếu chúng ta sống ỷ lại, dựa dẫm và phụ 1 (2 thuộc vào người khác thì: điểm) + Bản thân sẽ không tự mình đưa ra những quyết định cần thiết trong cuộc sống. + Không làm chủ cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sự sáng tạo. + Dễ gặp thất bại trong công việc, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. => Vì thế mà chúng ta cần phải sống tự lập, tích cực rèn luyện và trau dồi kiến thức, kĩ năng sống tốt, để trở thành người con ngoan trong gia đình và người công dân có ích cho xã hội. - Khái niệm: 1 Câu 18 + Tự lập là tự làm, tự giải quyết công việc của mình không dựa (2 dẫm, phụ thuộc vào người khác. điểm) - Học sinh em cần rèn luyện tính tự lập bằng cách 1
  6. + Chúng ta cần chủ động làm việc. + Tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động. + Học sinh rèn luyện tính tự lập trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày. - Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản 1 thân mình (khả năng, hiểu biết, tính tình, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu, ). - Tự nhận thức đúng về bản thân sẽ giúp em: 1 Câu 19 + Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy, điểm yếu để (2 khắc phục. điểm) + Biết rõ mong muốn, những khả năng, những khó khăn, thách thức của bản thân để có thế đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp. + Giao tiếp, ứng xử phù hợp với người khác Ban giám hiệu nhà trường duyệt Tổ chuyên môn duyệt GV ra đề: Phó. Hiệu trưởng TTCM