Tổng hợp 4 đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1. Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?
A. Bố cho An tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000đ, An chỉ ăn hết 10.000đ và số tiền còn lại An
bỏ vào lợn tiết kiệm.
B. Bình thường bật quạt cả ngày dù có lúc không ở trong phòng cho thoáng khí.
C. Mẹ mua cho Công chiếc cặp sách mới nhưng Công cất đi, chưa dùng ngay vì thấy chiếc
cặp cũ vẫn dùng tốt.
D. Dũng luôn quan sát đã tắt hết các thiết bị điện chưa trước khi đóng cửa lớp.
Câu 2. Tiết kiệm là?
A. Cân đối, chi tiêu có kế hoạch, không hoang phí.
B. Thường xuyên làm việc.
C. Chịu khó làm việc.
D. Tự giác làm việc.
Câu 1. Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm?
A. Bố cho An tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000đ, An chỉ ăn hết 10.000đ và số tiền còn lại An
bỏ vào lợn tiết kiệm.
B. Bình thường bật quạt cả ngày dù có lúc không ở trong phòng cho thoáng khí.
C. Mẹ mua cho Công chiếc cặp sách mới nhưng Công cất đi, chưa dùng ngay vì thấy chiếc
cặp cũ vẫn dùng tốt.
D. Dũng luôn quan sát đã tắt hết các thiết bị điện chưa trước khi đóng cửa lớp.
Câu 2. Tiết kiệm là?
A. Cân đối, chi tiêu có kế hoạch, không hoang phí.
B. Thường xuyên làm việc.
C. Chịu khó làm việc.
D. Tự giác làm việc.
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp 4 đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- tong_hop_4_de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan.pdf
Nội dung text: Tổng hợp 4 đề kiểm tra cuối học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
- ĐỀ + ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN GDCD 6 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 1 PHÒNG GD - ĐT ĐỀ THI CUỐI HK II – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 Mã đề thi: 001 Thời gian làm bài: 45 phút (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1. Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm? A. Bố cho An tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000đ, An chỉ ăn hết 10.000đ và số tiền còn lại An bỏ vào lợn tiết kiệm. B. Bình thường bật quạt cả ngày dù có lúc không ở trong phòng cho thoáng khí. C. Mẹ mua cho Công chiếc cặp sách mới nhưng Công cất đi, chưa dùng ngay vì thấy chiếc cặp cũ vẫn dùng tốt. D. Dũng luôn quan sát đã tắt hết các thiết bị điện chưa trước khi đóng cửa lớp. Câu 2. Tiết kiệm là? A. Cân đối, chi tiêu có kế hoạch, không hoang phí. B. Thường xuyên làm việc. C. Chịu khó làm việc. D. Tự giác làm việc. Câu 3. Câu ca dao“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” nói về nội dung nào? A. Tiết kiệm. B. Trung thực. C. Tự lập. D. Yêu thương con người. Câu 4. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là? A. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam. 1
- B. Tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. C. Những người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam lâu năm. D. Tất cả những người Việt Nam, dù đang sinh sống ở nước nào. Câu 5. Loại giấy nào không đủ chứng minh em là công dân nước CHXHCN Việt Nam? A. Giấy khai sinh. B. Giấy chứng minh nhân dân. C. Căn cước công dân. D. Giấy báo điểm. Câu 6. Trường hợp nào sau đây không phải là công dân Việt Nam? A. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng chưa đủ 18. B. Trẻ em được tìm thấy ở Việt Nam nhưng không rõ cha mẹ là ai. C. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có cha mẹ là người nước ngoài. D. Người có quốc tịch Việt Nam nhưng học tập, công tác ở nước ngoài. Câu 7. Những việc mà Nhà nước bắt buộc công dân phải thực hiện theo quy định của Hiến pháp và pháp luật gọi là gì? A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân. B. Nghĩa vụ bắt buộc của công dân. C. Nghĩa vụ thiêng liêng của công dân. D. Nghĩa vụ cao quý của công dân. Câu 8. Công dân Việt Nam có quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đối với ; được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Từ còn thiếu trong chỗ ( ) là? A. Tổ quốc Việt Nam. B. Nhân dân Việt Nam. C. Nhà nước Việt Nam. D. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Câu 9. Bạn cùng bàn đọc trộm cuốn nhật ký cá nhân của em, bạn ấy đã vi phạm quyền nào trong Hiến pháp 2013? A. Vi phạm quyền bình đẳng. 2
- B. Vi phạm quyền tự do kinh doanh. C. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân. D. Không vi phạm quyền nào. Câu 10. Nhóm quyền sống còn là? A. những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật. B. những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và bị xâm hại. C. những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, D. những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. Câu 11. Việc làm nào sau đây là việc làm thực hiện quyền trẻ em? A. Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma túy. B. Tổ chức trại hè cho trẻ em. C. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái. D. Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức. Câu 12. Việc làm nào dưới đây thực hiện đúng quyền trẻ em? A. Cha mẹ li hôn, không ai chăm sóc con cái. B. Bảo vệ trẻ em khỏi hành vi xâm hại. C. Bắt trẻ em nghỉ học để làm việc kiếm tiền. D. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp. B. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Tiết kiệm là gì? Nêu ý nghĩa của tiết kiệm? Câu 2 (2 điểm): Hari có bố là người Việt Nam, mẹ là người Mĩ. Hari mang quốc tịch Mĩ như mẹ. Nghỉ hè năm Hari 20 tuổi, Hari cùng bố mẹ về Việt Nam thăm ông bà nội. Đúng dịp ở quê nội đang chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Hari băn khoăn không biết mình có được tham gia bầu cử hay không. 3
- ? Theo em, Hari có quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở quê nội không? Vì sao? Câu 3 (3 điểm): Lên học ở Trung học cơ sở, Hà đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Hà so sánh mình với với mấy bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. a. Theo em, Hà đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu em là Hà, em sẽ ứng xử thế nào? HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 1 A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 12, mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B A A A D C A D C C B B B. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) - Khái niệm: Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác. - Ý nghĩa: Tiết kiệm có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đời sống. Nó giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội Câu 2 (2 điểm) - Hari không có quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở quê nội (tức Việt Nam). - Vì quyền tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân là quyền của công dân Việt Nam, trong khi Hari mang quốc tịch Mĩ. Câu 3 (3 điểm) - Yêu cầu a) Trong trường hợp này là Hà sai bởi vì: Mẹ không nói là mẹ sẽ không mua cho Hà mà mẹ nói khi nào mẹ dành đủ tiền mẹ sẽ mua cho Hà. Điều này, chứng tỏ nhà Hà còn gặp khó khăn, không có điều kiện như các bạn khác. Do đó Hà phải biết cảm thông và hiểu cho mẹ, mặc dù mẹ cũng rất muốn mua cho Hà để bằng bạn bằng bè. 4
- ĐỀ + ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN GDCD 6 BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 1 PHÒNG GD - ĐT ĐỀ THI CUỐI HK II – NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THCS MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6 Mã đề thi: 001 Thời gian làm bài: 45 phút (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Lớp: A. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Câu 1. Việc làm nào sau đây không thể hiện tính tiết kiệm? A. Bố cho An tiền tiêu ăn sáng mỗi ngày 20.000đ, An chỉ ăn hết 10.000đ và số tiền còn lại An bỏ vào lợn tiết kiệm. B. Bình thường bật quạt cả ngày dù có lúc không ở trong phòng cho thoáng khí. C. Mẹ mua cho Công chiếc cặp sách mới nhưng Công cất đi, chưa dùng ngay vì thấy chiếc cặp cũ vẫn dùng tốt. D. Dũng luôn quan sát đã tắt hết các thiết bị điện chưa trước khi đóng cửa lớp. Câu 2. Tiết kiệm là? A. Cân đối, chi tiêu có kế hoạch, không hoang phí. B. Thường xuyên làm việc. C. Chịu khó làm việc. D. Tự giác làm việc. Câu 3. Câu ca dao“Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” nói về nội dung nào? A. Tiết kiệm. B. Trung thực. C. Tự lập. D. Yêu thương con người. Câu 4. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là? A. Tất cả những người có quốc tịch Việt Nam. 1