Tuyển tập 15 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Phần I: Đọc – hiểu  
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:  
“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, 
nâng đầu Choắt lên mà than rằng:  
- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh 
mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? 
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: 
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi 
khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn 
rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương 
vừa ăn năn tội mình.” 
(Trích Bài học đường đời đầu tiên, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2) 
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó. 
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.  
Câu 3: Nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn lâm vào tình cảnh gì? Vì sao?  
Câu 4: Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. 
Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó.
pdf 27 trang Bảo Hà 20/02/2023 10220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 15 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftuyen_tap_15_de_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_sach_canh_die.pdf

Nội dung text: Tuyển tập 15 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. TOP 15 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 1 Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 Năm học 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: Phần I: Đọc – hiểu Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.” (Trích Bài học đường đời đầu tiên, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó. Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 3: Nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn lâm vào tình cảnh gì? Vì sao? Câu 4: Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó.
  2. Câu 5: Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào? Phần II: Tập làm văn Câu 1: Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai” ĐÁP ÁN GỢI Ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất Câu 2: - Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sự Câu 3: - Nhân vật Dế Choắt bị chị Cốc dung mỏ mổ oan đến thoi thóp rồi phải bỏ mạng - Nguyên nhân: Chỉ vì trò nghịch dại không suy nghĩ - trêu chị Cốc của Dế Mèn Câu 4: - Các từ láy trong đoạn văn: thoi thóp, hoảng hốt. nông nỗi, dại dột, hung hăng, bậy bạ, ăn năn - Biện pháp tu từ: Nhân hóa → Tác dụng: khiến các nhân vật trong đoạn văn:Dế Mèn và Dế Choắt vốn là các loài vật trở nên gần gũi với con người, hiện ra như những con người biết hành động, suy nghĩ, buồn vui. Làm cho câu chuyện diễn ra chân thực, sinh động, hấp dẫn.) Câu 5:
  3. - Dế Choắt khuyên Dế Mèn: + Không được hung hăng kiêu ngạo + Trước khi làm việc gì đó phải suy nghĩ thật kĩ càng → Qua đó, em thấy Dế Choắt là là một người nhân hậu. Dế Mèn đã gây ra cái chết cho Dế Choắt nhưng Dế Choắt không hề trách cứ hay tỏ thái độ căm giận. Ngược lại Dế Choắt còn chân thành khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Choắt quả là một người có trái tim độ lượng. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai” Bài làm tham khảo Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi nghĩ rằng đến 90% hay thậm chí 99% các bạn ở đây đã từng chơi một game gì đó. Tuy nhiên, chơi game có lợi hay hại? Theo tôi, việc chơi game tích cực hay tiêu cực đều phụ thuộc vào việc bạn chơi game như thế nào. Trò chơi điện tử (tiếng Anh: electronic game) là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người dùng có thể chơi. Chúng ta có thể điểm tên một số game khá nổi tiếng như fifa, liên minh huyền thoại, boom, Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà chơi game mang lại. Có một sự thật mà chúng ta phải công nhận rằng các từ ngữ tiếng Anh trong game được các bạn học sinh sử dụng một cách thành thạo (kể cả khi học sinh ấy học không giỏi tiếng Anh). Vì chỉ có biết và hiểu các công dụng cũng như học tiếng Anh với niềm say mê hứng thú như vậy thì việc học mới hiệu quả. Hơn nữa, có rất nhiều trò chơi điện tử mang tính trí tuệ và sáng tạo cao như cờ vua, cờ caro, giải mã, Việc chơi game tăng khả năng phản xạ của học sinh cũng như phát triển tư duy và sự sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề. Đặc biệt, chơi game giúp mọi người giải tỏa căng thẳng (đặc biệt là khi chơi cùng một vài người bạn). Sau những giờ học hay giờ làm việc căng thẳng, việc chơi game sẽ giúp bạn giải tỏa tâm lí ấy. Bạn sẽ quên đi những mệt mỏi để hòa nhập vào thế giới ảo mộng, phi thực tế.
  4. Tuy nhiên, game cũng mang nhiều những tác hại. Thứ nhất, chơi game ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người. Việc ngồi quá lâu trước máy tính hay thức đêm sẽ ảnh hưởng đến thị lực hoặc một số bộ phận như tim, gan, của con người. Sự cáu giận khi bị thua game có thể khiến bạn stress hơn và không giữ được bình tĩnh. Hơn nữa, nếu như dành quá nhiều thời gian cho game, tất cả những công việc khác của bạn sẽ bị đình trệ. Bạn bị cuốn vào những cuộc vui và sự thú vị của trò chơi mà quên mất thời gian trôi nhanh. Đôi khi sự bỏ lỡ một công việc nào đó sẽ khiến bạn hối hận sau này. Hoặc với lứa tuổi học sinh của chúng ta, nếu chơi game mà quên học thì kết quả học tập sẽ xuống dốc không phanh. Điều cuối cùng mà tôi muốn nhấn mạnh: chơi game tiềm tàng khả năng hao hụt về tài chính. Điều này là bởi vì nếu muốn có được đồ đẹp, xịn, chơi được vui hơn thì đa phần các nhà sản xuất sẽ thúc đẩy người chơi nạp tiền vào tài khoản. Nếu hết, bạn lại muốn nạp thêm để trải nghiệm tiếp. Như vậy, chơi game có cả hai mặt lợi và hại. Nếu chúng ta có cách quản lí việc chơi game để không ảnh hưởng cuộc sống thực tại thì game sẽ không phải vấn đề gì quá to lớn. Mỗi ngày chỉ nên chơi vài tiếng để giảm stress chứ không nên dành quá nhiều thời gian, tiền bạc, công sức, vào đó. Hãy trở thành một người chơi thông minh. Đó là suy nghĩ của tôi, còn các bạn thì sao? Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 2 Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 Năm học 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng
  5. TOP 15 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 1 Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 Năm học 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: Phần I: Đọc – hiểu Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.” (Trích Bài học đường đời đầu tiên, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó. Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 3: Nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn lâm vào tình cảnh gì? Vì sao? Câu 4: Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó.