Tuyển tập 15 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà
Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy
vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông
ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng
đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy
không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh
trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau
bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa,
tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
Câu 1: Đoạn văn trên liên quan đến văn bản nào?
A. Em bé thông minh
B. Sơn Tinh Thủy Tinh
C. Thạch Sanh
D. Thánh Gióng
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3: Cụm từ nào trong câu sau là cụm danh từ:
Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
A. Tráng sĩ bèn nhổ
B. Những cụm tre cạnh đường
C. quật vào giặc
D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc
File đính kèm:
- tuyen_tap_15_de_thi_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_6_sach_chan_tro.pdf
Nội dung text: Tuyển tập 15 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- TOP 15 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 1 Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 Năm học 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: I. Trắc nghiệm (2 điểm) Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng. Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Câu 1: Đoạn văn trên liên quan đến văn bản nào? A. Em bé thông minh B. Sơn Tinh Thủy Tinh C. Thạch Sanh D. Thánh Gióng Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì
- A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: Cụm từ nào trong câu sau là cụm danh từ: Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc A. Tráng sĩ bèn nhổ B. Những cụm tre cạnh đường C. quật vào giặc D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc Câu 4: Chi tiết sau đây có ý nghĩa gì? “Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời”. A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi công danh, phú quý C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở. D. Cả A B C II. Tự luận Thuât lại một buổi liên hoan văn nghệ ở trường mà em có dịp tham gia. ĐÁP ÁN GỢI Ý I. Trắc nghiệm
- 1 2 3 4 D A B D II. Tự luận Bài làm tham khảo Buổi sáng mùa thu trời trong mà mát. Dưới vòm cây cổ thụ nổi lên hàng khẩu hiệu trên nền vải căng ngay cổng trường. "Nhiệt liệt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam". Từng lớp học sinh tập hợp ngồi ngay ngắn trước sân khấu ngoài trời của nhà trường, áo quần nhiều màu khăn quàng đỏ tươi thắm. Trên các dãy ghế kề hai bên sân khấu, các thầy, cô trong trường ngồi tề chỉnh trong những bộ áo dài dân tộc hoặc comple lịch sự. Cô Hiệu trưởng ngồi bên vị đại diện Hội cha mẹ học sinh. Thiếu tá Phan An, đại diện đơn vị bộ đội kết nghĩa, cũng có mặt. Buổi lễ long trọng kỉ niệm ngày truyền thống của Nhà giáo Việt Nam vừa kết thúc. Các lớp nô nức chuẩn bị các tiết mục văn nghệ để biểu hiện tấm lòng yêu kính của mình đối với các thầy giáo cô giáo. Bạn Thanh, Liên đội trưởng, trong vai người dẫn chương trình vừa xuất hiện, toàn trường vang lên một tràng vỗ tay, sau đó toàn thể im lặng lắng nghe chương trình biểu diễn. Tiết mục đầu tiên là tốp ca của các bạn nữ 5B với bài hát “Bụi phấn" rất được chúng em ưa chuộng. Trong bộ váy nhẹ nhàng, tha thướt, nãm bạn 3B nom cao hẳn lên: "Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào rơi trên tóc thầy " Tốp ca lớp 3E biểu diễn bài "Bài học đầu tiên". Những học sinh cuối cấp chững chạc, giọng bắt đầu vỡ, cất lên tiếng ca như lời tổng kết, lời hứa: "Bài học đầu tiên có bóng hình núi sông, yêu thương những cánh đồng, nối tiếp đường cha ông Tiếp đến các "nhà thơ", lớp 4 lên đọc thơ trên báo tường của mình vừa làm để chào mừng ngày 20-11. Những lời thơ mộc mạc, còn vụng về, nhưng chân thành khiến các thầy cô cảm động. Các em học sinh lớp 5A biểu diễn điệu múa bướm, hẳn là điệu múa các em đã học và biểu diễn từ cấp I mang lên. Những đôi cánh ngây thơ vẫy vẫy
- nhịp nhàng dưới ánh nắng cho ta cảm tưởng một tuổi thơ đang lớn lên dưới bầu trời trong lành. Trời đã trưa, kim đồng hồ đã chỉ 11h30. Buổi biểu diễn văn nghệ kết thúc. Nhìn các bạn học sinh tươi vui bước ra cổng trường tỏa đi các ngã, em nghĩ rằng, sau tình cảm gia đình ruột thịt, tình thầy trò là một tình cảm sâu nặng giúp cho chúng em tin tưởng vào những điều tốt đẹp của xã hội, nâng đỡ chúng em trưởng thành. Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 2 Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 Năm học 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: Câu 1: (2.0 điểm) a. Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại truyện dân gian nào? Hãy nêu đặc điểm của thể loại truyện dân gian ấy? b. Chi tiết “Thánh Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời” có ý nghĩa như thế nào? Câu 2: (2.0 điểm) a. Cụm động từ là gì? b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau: - Em bé đang còn đùa nghịch ở sau nhà (Em bé thông minh)
- - Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) Câu 3: (6.0 điểm) Kể lại một câu truyện cổ tích bằng lời của một nhân vật trong truyện. ĐÁP ÁN GỢI Ý Câu 1: a. - Thể loại: Truyền thuyết - Đặc điểm: + Là loại truyện dân gian + Kể về các nhân vật lịch sự và sự kiện có liên quan đến lịch sử + Thường sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo + Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử b. - Áo giáp sắt của nhân dân làm để Gióng đánh giặc, nay đánh giặc xong trả lại cho nhân dân, vô tư không chút bụi trần. - Thánh Gióng bay về trời, không nhận bổng lộc của nhà vua, từ chối mọi phần thưởng, chiến công để lại cho nhân dân. - Gióng sinh ra cũng phi thường, khi đi cũng phi thương. Gióng bất tử cùng núi sông và trong lòng nhân dân. Câu 2:
- TOP 15 Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo năm 2022 - 2023 có đáp án - Đề số 1 Phòng Giáo dục và Đào tạo Đề khảo sát chất lượng Học kì 2 Năm học 2022 - 2023 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian làm bài: I. Trắc nghiệm (2 điểm) Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng. Giặc đã đến chân núi Trâu. Mọi người lo lắng sợ hãi, vừa lúc đó, các thứ mà Gióng cần đã xong, sứ giả vội đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng đứng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ lực lưỡng, chàng mặc áo giáp vào, cầm roi thúc mông ngựa, ngựa hí một tiếng vang trời. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc, Gióng vung một roi, hàng chục tên giặc chết như ngả rạ, giặc chạy không kịp, bị roi sắt của Gióng giáng vào người. Bỗng nhiên roi sắt gãy, Gióng nhanh trí nhổ những bụi tre bên đường làm vũ khí. Thế giặc tan vỡ, chúng giẫm đạp lên nhau bỏ chạy, Gióng thúc ngựa đuổi đến chân núi Sóc Sơn. Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Câu 1: Đoạn văn trên liên quan đến văn bản nào? A. Em bé thông minh B. Sơn Tinh Thủy Tinh C. Thạch Sanh D. Thánh Gióng Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì