Tuyển tập 5 đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

Phần I: (5 điểm) 
Cho đoạn văn 
“Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng 
không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét 
đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung” 
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là 
gì? 
b. Xác định một cụm danh từ trong đoạn văn trên 
c. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lý Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn 
bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào của Thạch 
Sanh đồng thời gửi gắm mơ ước gì của nhân dân ta. 
Phần II. (5 điểm) 
Có một lần em mắc lỗi và bị biến thành con vật lang thang trong ba ngày. Hãy 
tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
pdf 14 trang Bảo Hà 15/02/2023 5600
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 5 đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftuyen_tap_5_de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_sach_ket.pdf

Nội dung text: Tuyển tập 5 đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I: (5 điểm) Cho đoạn văn “Vua sai bắt giam hai mẹ con Lý Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung” a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? b. Xác định một cụm danh từ trong đoạn văn trên c. Trong đoạn văn trên, mẹ con Lý Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị thích đáng. Điều này thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào của Thạch Sanh đồng thời gửi gắm mơ ước gì của nhân dân ta. Phần II. (5 điểm) Có một lần em mắc lỗi và bị biến thành con vật lang thang trong ba ngày. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó. ĐÁP ÁN GỢI Ý Phần I: Câu 1: a. - Tác phẩm: Thạch Sanh
  2. - Phương thức biểu đạt: Tự sự b. Cụm danh từ: hai mẹ con Lý Thông c. - Phẩm chất: nhân hậu, hiền lành. - Mơ ước: Những kẻ độc ác, chuyên đi hại người khác sẽ nhận quả báo. Niềm tin và mơ ước về công lý và công bằng trong xã hội. Phần II: Dàn ý tham khảo Mở bài: Nguyên nhân khiến em phải biến thành con vật. Thân bài: Bài văn cần đảm bảo được các ý sau : - Em mắc lỗi lầm gì và bị biến thành con vật nào ? - Câu chuyện của em trong ba ngày đó : + Em sống ở đâu, như thế nào ? + Quan hệ với các con vật khác ra sao ? + Cảm xúc của em về cuộc sống đó ? Kết bài: Cảm nghĩ của em sau khi trở lại làm người. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 2 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
  3. Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh.Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận.Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân,không còn nghĩ được gì đến chuyện đanh nhau nữa. a. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Xác định thể loại của tác phẩm đó. b. Nhân vật chính trong tác phẩm là ai? c. Cho biết ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần ”? Câu 2. (2,0 điểm) Chép lại chính xác đoạn trích sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới: Một năm sau khi đuổi giặc, một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng.Nhân dịp đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần ấy. (Sự tích Hồ Gươm) a) Gạch chân (1 gạch) dưới các cụm danh từ. b) Gạch chân (2 gạch) dưới các chỉ từ. c) Gạch chân (3 gạch) dưới các danh từ riêng. d) Khoanh tròn các số từ Câu 3. (5,0 điểm) Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ của em với những người thân trong gia đình. ĐÁP ÁN GỢI Ý Câu 1: a.
  4. - Tác phẩm: Thạch Sanh - Thể loại: Truyện cổ tích b. - Nhân vật chính: Thạch Sanh c. - Ý nghĩa của chi tiết “Tiếng đàn thần”: + Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông ⟶ Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác. - Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng ⟶ Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. Câu 2: a. Gạch chân dưới các cụm danh từ: + Một năm sau + một hôm + nhân dịp đó + thanh gươm thần ấy. b. Gạch chân (2 gạch) dưới các chỉ từ: + đó + ấy
  5. c. Gạch chân (3 gạch) dưới các danh từ riêng; (1 điểm) + Lê Lợi + Tả Vọng + Long Quân + Rùa vàng d. Khoanh tròn các số từ: một , một Câu 3: Bài làm tham khảo Mẹ là người cho em tình thương yêu vô hạn nhưng bà cũng cho em những tình yêu thương, tình bà cháu kính yêu tôn trọng. Ở trong nhà em hợp nhất với bà chính vì thế mà em có chuyện gì cũng kể với bà chứ không phải là mẹ. bà cho em một tuổi thơ êm đềm nhưng cũng đầy dữ dội. Cái dữ dội ấy không phải là khổ sở hay đau đớn mà là nghịch ngợm trên những cánh đồng quê hương. Bà luôn cho em những tình yêu thương nhất, ngày còn bé cho đến tận bây giờ em không thể nào quên những kỉ niệm về bà. Từ khi em còn là một đứa đi học mẫu giáo bà đã sắm cho em đôi quần chíp để mặc. Vì mẹ em bận làm cho nên không quan tâm đến những vấn đề đó lắm. Tóc bà cũng cắt cho em, có thể nói tuổi thơ gắn liền với những kỉ niệm về bà. bà làm thay hết những công việc của mẹ em lo cho chúng em từ cái ghim kẹp tóc trở đi. Nhớ những lần sáng sớm ra đòi bà mua quà những chiếc bánh rán năm trăm đồng ba chiếc. Khi ấy đồng tiền nó mới có giá trị làm sao. Quần áo bà mua cho em, mái tóc bà cắt cho em nốt. Bà em như một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp nhưng chỉ có một kiểu tóc duy nhất đó là tóc tiếng. Lũ trẻ con quê chúng em từ những đứa sạch cho đến những đứa bẩn đều có chấy. Chính vì thế mà bà phải cắt tóc ngắn cho chấy đỡ đẻ nhiều. Nhớ những buổi trưa ngồi trên bậu cửa bà bới tóc bắt từng con chấy cho vào răng cắn đến cậc một cái. Tuổi thơ em giữ dội là thế. Mấy bà cháu sau những bữa em thường nằm quây quần bên nhau nghe bà kể chuyện ngày xưa. Bà lại trêu chúng em “Cấm cười cấm nói cấm gọi cấm thưa, cấm
  6. cửa nhà vua, ba phèo chín đấm”. Khi ấy đứa nào mà nhúc nhích là bà sẽ cù ki cho cười sặc mới thôi. Thằng em trai em sợ khủng long bà cứ dọa nó mỗi khi nó hư. Có lần gần sáng nhưng em vẫn xuống bô của bà ở cuối giường để tiểu. Ấy thế mà lúc ấy bà trêu thằng em rằng khủng long kìa. Em vội chạy lên làm đứt cả màn của bà. Không những thế bà còn là một người khá nghiêm khắc nữa. Những lúc có khách mà chúng em đùa nhau nhộn quá bà thường phạt góc chúng em. Bà yêu thương chúng em như thế nhưng cũng rất nghiêm để dạy cho những em điều hay lẽ phải. Đến bây giờ em vẫn không thể nào quên những kỉ niệm ấy. Bà của em bây giờ đã già rồi, mắt đã mờ, chân tay đã chậm và trí nhớ cũng không còn được minh mẫn như trước nữa nhưng những câu chuyện cổ tích vẫn theo bà, theo chúng em cho đến tận bây giờ. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 3 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Đọc hiểu: (5,0 điểm) Đọc đoạn trích: Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn. Khi hai anh em lập gia đình, người anh muốn ra ở riêng. Hắn ta nhận hết tất cả nhà cửa ruộng vườn, chỉ để lại cho người em một mảnh đất nhỏ với một cây khế. Người em không một lời ca thán, hai vợ chồng dựng lều trên mảnh đất ấy và hết lòng chăm sóc cho cây khế. Trời không
  7. phụ lòng người, năm đó cây khế trong vườn rất sai trái, quả nào quả nấy cũng mọng nước và vàng ruộm. Người em phấn khởi chờ đến ngày đem khế đi bán để lấy tiền đong gạo. Nhưng một hôm, có một con chim lạ rất to từ đâu bay tới ăn khế. Thấy chim ăn trái, người em liền cầm lấy một cây gậy để đuổi chim bay đi. Người em nói: - Chim ơi, vợ chồng ta chỉ có mỗi cây khế này là tài sản đáng giá. Nay chim đến ăn hết khế của ta rồi, chúng ta lấy gì mà sống. Bỗng nhiên, con chim cất tiếng nói: - Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng. Hai vợ chồng người em nghe chim nói tiếng người, cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nhưng anh cũng bảo vợ lấy một chiếc áo cũ may chiếc túi ba gang như chim nói. Hôm sau chim lại tới ăn khế, ăn xong chim bảo người em cưỡi lên lưng. Chim bay đi rất xa, bay qua một ngọn núi cao, qua một vùng biển rộng. Cuối cùng chim đáp lại một hòn đảo hoang chứa đầy vàng bạc và châu báu. Người em lấy đủ số vàng bạc vào chiếc túi ba gang rồi lại cưỡi trên lưng chim trở về nhà. Từ ngày đó, người em trở nên giàu có, vì tiền bạc nhiều mà ăn cũng chẳng hết, người em lấy một số ra để giúp đỡ những người nghèo trong vùng. Ai ai cũng yêu quý người em vì tính tình tốt bụng lại biết giúp đỡ người. ( ) (Trích Ăn khế trả vàng) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Văn bản thuộc thể loại văn học dân gian nào? Hãy kể tên 01 truyện khác cùng thể loại. (1,0 điểm) Câu 3. Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích. (1,0 điểm) Câu 4. Nhân vật người em gợi cho anh/chị liên tưởng tới nhân vật nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một vài sự việc, con người mà anh/chị biết để chứng minh cho luận điểm: “chuyện cổ tích vẫn xảy ra ở đời thường”. (1,0 điểm) Câu 5. Tìm những chi tiết thần kì có trong đoạn trích. (1,0 điểm) II. Tập làm văn (5,0 điểm)
  8. Thuật lại một trận đấu thể thao mà em có dịp được chứng kiến ĐÁP ÁN GỢI Ý I. Đọc hiểu (5,0 điểm) 1, Tự sự 2, Đây là truyện cổ tích Truyện cổ tích: Sọ Dừa 3, Nội dung đoạn trích: người em nghèo khổ, hiền lành được chim ăn khế trả ơn bằng vàng 4, Nhân vật người em gợi cho em liên tưởng đến nhân vật hiền lành nhưng gặp nhiều bất hạnh trong truyện cổ tích Một vài sự việc: - Cặp vợ chồng yêu thương nhau, dù cho người chồng bị liệt chân không có khả năng lao động nhưng vẫn cố giúp vợ công việc sinh hoạt hàng ngày. Người vợ là trụ cột của gia đình, chăm sóc chồng không một lời than vãn suốt 30 năm 5, Những chi tiết thần kì: - Chim biết nói - Người em được chim thần trả ơn bằng vàng II. Tập làm văn (5,0 điểm) Bài làm tham khảo Cứ mỗi mùa hè, em được mẹ cho đi học tập bơi ở trung tâm thể thao của thành phố. Nơi đây em được học hỏi nhiều điều mới mẻ. Không chỉ vậy, em còn được chứng kiến một trận thi đấu bơi lội vô cùng hấp dẫn. Mỗi trường sẽ cử ra một vận động viên tốt nhất của mình để thi đấu. Bể bơi có mười đường đua. Mười thí sinh đại diện cho mười trường tham gia thi đấu. Các vận động viên trang bị kính mũ, áo quần bơi với tư thế sẵn sàng xuất phát. Họ giống như những người hùng, đang mang trọng trách lớn lao mang lại niềm vinh
  9. quang cho cả trường. Bởi vậy các vận động viên đều biểu lộ ý chí quyết tâm hết mình. Lệnh xuất phát bắt đầu, tất cả các vận động viên lao mình xuống đường đua như tên bắn, bơi điêu luyện dưới dòng nước như những chú cá kình, nhanh chóng và dứt khoát. Vòng bơi đầu, vận động viên số 5 đại diện trường Cao Thắng dẫn đầu. Vòng bơi thứ hai, vận động viên này tiếp tục giữ vững phong độ, các vận động viên khác vẫn luôn theo sát về khoảng cách. Vòng bơi cuối cùng, vận động viên số 1 - vận động viên trường Bùi Thị Xuân vươn lên, về đích trước tiên, giật huy chương vàng. Khán giả hoan hô, chúc mừng thí sinh dành chiến thắng. Bạn bè và thầy cô trong trường hét vang: “Bùi Thị Xuân”, “Bùi Thị Xuân”, khiến lòng em cũng nôn nao khó tả. Nhìn thành tích vượt trội của anh ấy em lại càng cố gắng nỗ lực hơn nữa để bơi thật giỏi, giành nhiều thành tích trong tương lai. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 4 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Em hãy đọc kĩ đoạn văn rồi khoanh tròn vào đáp án đúng nhất: “Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.” Câu 1: Đoạn văn trên được biểu đạt theo phương thức nào? A. Tự sự
  10. B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 2: Đoạn văn trên được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba Câu 3: Trong đoạn văn có mấy từ láy: A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là cụm danh từ ? A. Nổi lềnh bềnh B. Một biển nước. C. Dâng lên lưng đồi sườn núi D. Ngập ruộng đồng Câu 5: Từ cả trong cụm cả đất trời thuộc từ loại nào? A. Số từ. B. Lượng từ C. Chỉ từ D. Tính từ Câu 6: Trong đoạn văn có mấy danh từ riêng?
  11. A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 7: Các từ: hô, gọi, đuổi theo, nổi giận, đòi, cướp là động từ: A. Đúng. B. Sai Câu 8: Đoạn văn trên trích trong văn bản thuộc thể loại truyện nào? A. Truyền thuyết B. Cổ tích C. Ngụ ngôn D. Truyện cười Câu 9: Nhận biết Nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp A B 1. Chia rẽ thì chết, đoàn kết thì sống a. Ông lão đánh cá và con cá vàng 2. Được voi đòi tiên b. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng 3. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây c. Con hổ có nghĩa 4. Tham thì thâm II. TỰ LUẬN (7điểm) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ. ĐÁP ÁN GỢI Ý
  12. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Đáp A C C B B D A A A án Câu 9: 1 – b 2 – a 3 – c 4 – a II. TỰ LUẬN Dàn bài - Mở bài: + Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ. + Ấn tượng của em về kỉ niệm đó. - Thân bài: Kể lại diến biến sự việc: + Đây là kỉ niệm buồn hay vui + Chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào? Thời gian nào? + Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào? + Kỉ niệm đó liên quan đến ai? Người đó như thế nào? + Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện. + Thái độ, tình cảm của nhân vật trong câu chuyện. - Kết bài:
  13. + Câu chuyện kết thúc như thế nào? + Nêu suy nghĩ và cảm nhận của em qua câu chuyện. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 5 Câu 1: (1 điểm) Kể tên các truyện truyền thuyết đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 2 – SGK Kết nối tri thức. Câu 2: (2 điểm) Cho câu văn sau: "Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng". (Sơn Tinh, Thủy Tinh) a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. (1 điểm) b, Hãy phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. (1 điểm) Câu 3: (7 điểm) Kể về một thầy (cô) giáo mà em quý mến. ĐÁP ÁN GỢI Ý Câu 1: Các truyện truyền thuyết trong chương trình Ngữ văn 6 tập 2: Con Rồng, cháu Tiên, Bánh chưng, bánh giầy, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sự tích Hồ Gươm.
  14. Câu 2: a) Xác định cụm danh từ: - một người chồng thật xứng đáng. b) Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. Một // người chồng // thật xứng đáng PT TT PS Câu 3: a. Mở bài Giới thiệu thầy cô giáo mà em yêu quý b. Thân bài - Kể đôi nét về ngoại hình của thầy cô giáo - Kể về đặc điểm tính cách, hành động của cô với các bạn học sinh, những người xung quanh - Kể về kỉ niệm của em và thầy/cô giáo c. Kết bài Cảm nghĩ chung về cô giáo