Tuyển tập 7 đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022

I. Đọc – hiểu văn bản (5 điểm)   
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
... Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em 
lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to 
lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, 
cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng 
đế. 
Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong 
sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt (...). Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người 
ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói 
rét trong đêm giao thừa. 
                                                     (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010) 
Câu 1 (1,0 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích? 
Câu 2 (2,0 điểm): Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong 
cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết 
đó?
pdf 7 trang Bảo Hà 15/02/2023 4260
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập 7 đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftuyen_tap_7_de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_6_sach_cha.pdf

Nội dung text: Tuyển tập 7 đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Đọc – hiểu văn bản (5 điểm) Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: Thế là em quẹt những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về chầu thượng đế. Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên cao, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt ( ). Trong buổi sáng lãnh lẽo ấy, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì đói rét trong đêm giao thừa. (Ngữ văn 8, tập 1, NXB GD 2010) Câu 1 (1,0 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của phần trích? Câu 2 (2,0 điểm): Vận dụng kiến thức về phép tu từ, chỉ ra sự khác nhau trong cách viết của hai câu văn được gạch chân? Hiệu quả nghệ thuật của các cách viết đó? Câu 3 (1,0 điểm): Thông điệp sâu sắc từ phần trích trên? II. Tập làm văn (5 điểm) Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham dự hoặc chứng kiến
  2. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 2 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần đọc – hiểu (5 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Người xưa đã dạy: "Y phục xứng kỳ đức", có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp với hoàn cảnh thì cũng làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự mình hoà vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: " Nếu một cô gái khen tôi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà không khen tôi vì có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện". Chí lí thay! (Giao tiếp đời thường, Băng Sơn, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2014, tr.9) a. Nêu nội dung của đoạn trích. b. Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị mát là phù hợp với môi trường. " không? Vì sao? Phần Tập làm văn (5 điểm) Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ Một sự nhịn, chín sự lành.
  3. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 3 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Đọc – hiểu văn bản (5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi a, b, c bên dưới: Vừa qua trường THCS Diễn Kỳ, huyện Diễn Châu phối hợp với quỹ “Vì em nỗ lực” tổ chức cuộc thi “Thư gửi mẹ”. Chỉ trong một thời gian ngắn, ban tổ chức đã nhận được rất nhiều bức thư của các bạn học sinh gửi về với những dòng tâm sự, tình cảm chân thành gửi người mẹ yêu dấu của mình. Trong số đó có bức thư của nữ sinh mồ côi Ngô Kiều Anh đã gây xúc động mạnh đến ban tổ chức và xuất sắc giành giải nhất của cuộc thi. Ngay sau khi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội nhiều người đã bày tỏ sự xúc động khi đọc những dòng tâm sự mộc mạc của nữ sinh lớp 7gửi người mẹ đã qua đời vì căn bệnh ung thư. Sinh ra vốn không được may mắn như các bạn cùng trang lứa, lúc em còn đỏ hỏn thì không may người cha qua đời. Cũng không lâu sau đó, người mẹ của em cũng bỏ Kiều anh để về thế giới bên kia. Ở vùng quê nghèo nơi những định kiến về căn bệnh thế kỷ còn rất nặng nề, Kiều Anh phải sống trong sự xa lánh của mọi người. Nhưng vượt qua tất cả, cô bé mồ côi như một hạt mầm mạnh mẽ vươn lên trong bão tố cuộc đời. Kiều Anh trở thành một học sinh gương mẫu, với năng lực của mình em được chọn vào đội tuyển của trường để dự kỳ thi học sinh giỏi huyện (theo Nguyễn Duy – Báo Dân Trí ngày 31/3/2016) a. Chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn in đậm của văn bản và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó. b. Theo tác giả Nguyễn Duy, cô bé Ngô Kiều Anh trong câu chuyện trên đã gặp những khó khăn gì? c. Nêu hai việc làm cụ thể của em góp phần giúp đỡ những bạn học sinh trong trường mình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Viết khoảng từ 3 đến 5 câu II. Tập làm văn (5 điểm) Viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn.
  4. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 4 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Đọc – hiểu văn bản (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày. Chúng ta tưởng đã biết hết, hiểu hết nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không dùng để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được nghe thì phải nói trước đã, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với anh chị, với em, với bạn bè Đừng chat, đừng port lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhắc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng. Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi Và chắc chắn, không phải là chiêm bao. a/ Thực trạng nào được phản ánh trong văn bản trên? b/ Theo tác giả, tiếng nói của con người dùng để làm gì? c/ Tại sao tác giả lại khuyên chúng ta “hãy nói với nhau đi” chứ “đừng chat, đừng port lên Facebook? Trả lời bằng cách viết đoạn văn khoảng 5- 8 dòng II. Tập làm văn (7 điểm) Hãy viết bài văn ngắn khoảng 400 chữ trình bày suy nghĩ về một hiện tượng đời sống mà em quan tâm
  5. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 5 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Đọc – hiểu văn bản (5 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Có gì đâu, có gì đâu Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. (Trích Tre Việt Nam - Nguyễn Duy, tập Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973) Câu 1. Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ trên. Câu 2. Nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ: "Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm" Câu 3. Theo em, hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của dân tộc Việt Nam? II. Tập làm văn (5 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của tinh thần lạc quan trong cuộc sống
  6. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần đọc – hiểu (5 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Vầng trăng quê em Vầng trăng vàng thắm đang từ từ nhô lên sau lũy tre làng. Làn gió nồm nam thổi mát rượi. Trăng óng ánh trên hàm răng, trăng đậu vào đáy mắt. Trăng ôm ấp mái tóc bạc của các cụ già. Khuya. Làng quê em đã vào giấc ngủ. Chỉ có vầng trăng vẫn thao thức như canh gác trong đêm. Câu 1: Xác định phần trung tâm của cụm từ "mái tóc bạc của các cụ già". Cho biết đây là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ? Câu 2: Tìm câu đặc biệt. Câu 3: Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong câu (7). Phần Tập làm văn (5 điểm) Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Con là – Y Phương
  7. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS MÔN: NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC: 2021 – 2022 ĐỀ SỐ 7 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Phần đọc – hiểu (4 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Tri thức giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như tia nắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới tạo ra một thế giới diệu kì, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh. (Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường - Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019) Câu 1. Theo tác giả, tại sao Giovanni Boccaccio nói "Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người? Câu 2. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong câu: “Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kỳ, mở ra cánh cửa tâm hồn”. Câu 3. Theo em, cuộc sống con người sẽ ra sao nếu chúng ta không chú trọng đến việc phát triển trí tuệ? Phần Tập làm văn (6 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về việc cần làm để phát triển trí tuệ