Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lý Tự Trọng (Có đáp án)

Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên.
B. Các quy luật tự nhiên.
C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3. Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì?

A. Chất dễ cháy. 
B. Chất gây nổ. 
C. Chất ăn mòn. 
D. Phải đeo găng tay thường xuyên. 

pdf 5 trang Bảo Hà 05/04/2023 4740
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lý Tự Trọng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_sach_chan_t.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Lý Tự Trọng (Có đáp án)

  1. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 CTST Thời gian làm bài: 60 phút I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên. B. Các quy luật tự nhiên. C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống. D. Tất cả các ý trên. Câu 2. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây? A. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành. B. Chỉ làm thí nghiệm, thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên. C. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành. D. Tất cả các ý trên. Câu 3. Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì? A. Chất dễ cháy. B. Chất gây nổ. C. Chất ăn mòn. D. Phải đeo găng tay thường xuyên. Trang | 1
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 4. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành? A. Đeo gang tay khi lấy hóa chất B. Tự ý làm các thí nghiệm C. Sử sụng kính bảo vệ mắt khi làm thí nghiệm D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. Câu 5. Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta là A. Đềximet (dm). B. Mét (m). C. Centimet (cm). D. Milimet (mm). Câu 6. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta là A. Tấn. B. Miligam. C. Kilôgam. D. Gam. Câu 7. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta là A. Tuần. B. Ngày. C. Giây. D. Giờ. Câu 8. Giới hạn đo của một thước là A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước. B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. Câu 9. Độ chia nhỏ nhất của thước là A. giá trị cuối cùng ghi trên thước. B. giá trị nhỏ nhất ghi trên thước. C. chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. D. Cả 3 đáp án trên đều sai. Câu 10. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất là: A. Sự nóng chảy. B. Sự đông đặc C. Sự bay hơi D. Sự ngưng tụ Câu 11. Đâu là vật thể nhân tạo? A. Con gà B. Bút chì. C. Bắp ngô D. Vi khuẩn Trang | 2
  3. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 12. Vật thể nào sau đây chứa sắt? A. Hạt ngô B. Hạt gạo C. Củ khoai D. Lưỡi cuốc Câu 13. Đáp án nào sau đây là đúng nhất: A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất. B. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất. C. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất. D. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất. Câu 14. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu? A. Gạch xây dựng. B. Đất sét. C. Xi măng. D. Ngói Câu 15. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh? A. Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản Câu 16. Trong các loại thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein ( chất đạm) nhất? A. Gạo. B. Rau xanh. C. Thịt. D. Gạo và rau xanh PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1 (1,0 điểm): Để quan sát kiểu gân của một chiếc lá, em sử dụng loại dụng cụ nào? Nếu cách sử dụng loại dụng cụ đó. Câu 2 (2,0 điểm) Cho hai dụng cụ đo: Thước có giới hạn đo 30cm, độ chia nhỏ nhất 1mm và thước có giới hạn đo 100cm, độ chia nhỏ nhất 1mm. Em hãy chọn một thước đo thích hợp để đo chiều rộng bàn học của em và giải thích vì sao chọn thước đó. Để thực hiện đo thời gian đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? Giải thích sự lựa chọn của em. Câu 3 (1,0 điểm): Trình bày một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí? Câu 4 (2,0 điểm): Gas là một chất rất dễ cháy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas. Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn? Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí? Trang | 3
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và gas phun ra, cháy mạnh thì ta nên làm thế nào? Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì? ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM 1 2 3 4 5 6 7 8 D D D B B C C A 9 10 11 12 13 14 15 16 C A B D A B C C II. TỰ LUẬN Câu 1 Để quan sát gân của một chiếc lá, chúng ta sử dụng kính lúp Cách sử dụng : + Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mắt kính + Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét . Câu 2 Trước khi đo em ước lượng bàn học của em dài khoảng 50cm nên em chọn thước đo có giới hạn đo 100cm, độ chia nhỏ nhất 1mm. Vì chọn thước đo này chỉ cần đo một lần là được kết quả, tránh đo nhiều lần mất thời gian và có thể dẫn đến sai số trong phép cộng các kết quả . b) Khoảng thời gian đi bộ từ cổng trường vào lớp học khá ngắn, nên để đo chính xác thời gian đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ bấm giây . Câu 3 Biện pháp bảo vệ không khí : Quản lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, vứt rác đúng nơi quy định . Tuyên truyền nâng cao ý thức con người . Tiết kiệm điện và năng lượng, tắt điện khi không sử dụng . - Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, trồng nhiều cây xanh .
  5. Câu 4 - Sau khi sử dụng bếp gas thì nên khóa van an toàn để tránh trường hợp gas bị rò ra ngoài có thể gây cháy nổ. - Để bình gas nơi thoáng khí để khi lỡ có rò gas thì khí cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy nổ. - Khi vòi dẫn gas bị hở và cháy, cần bình tĩnh tránh xa ngọn lửa, sau đó vặn khóa van an toàn bình gas lại. Trong trường hợp ngọn lửa lớn không tiếp xúc được với khóa gas thì dùng chăn ướt tấp kín để dập tắt ngọn lửa rồi khóa van an toàn bình gas. - Đi học về mà ngửi thấy mùi gas thì nên hành động như sau: + Mở hết cửa để khí gas bay ra ngoài. + Khóa van an toàn ở bình gas. + Tuyệt đối không bật công tắc điện, không đánh lửa. + Báo cho người lớn để kiểm tra và sửa chữa trước khi sử dụng lại.