Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên Sách Cánh diều (Có đáp án và hướng dẫn giải)

Câu 1: Cho các vật thể: ngôi nhà, con gà, cây mít, viên gạch, nước biển, xe máy. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là

A. ngôi nhà, con gà, xe máy.

B. con gà, nước biển, xe máy.

C. ngôi nhà, viên gạch, xe máy.

D. cây mít, viên gạch, xe máy.

Câu 2: Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể chứa nước vào các bình chứa có hình dạng khác nhau?

A. Khối lượng xác định.

B. Có thể tích xác định.

C. Dễ chảy.

D. Không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó.

Câu 3: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Hòa tan đường vào nước.

B. Đun sôi nước.

C. Cô cạn dung dịch muối ăn để thu được muối rắn.

D. Gỗ cháy thành than.

doc 19 trang Bảo Hà 08/06/2023 1340
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên Sách Cánh diều (Có đáp án và hướng dẫn giải)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_1_khoa_hoc_tu_nhien_sach_canh_dieu_co_dap_an_v.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên Sách Cánh diều (Có đáp án và hướng dẫn giải)

  1. Đề thi học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 6 Cánh Diều Đề số 1 Câu 1: Cho các vật thể: ngôi nhà, con gà, cây mít, viên gạch, nước biển, xe máy. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là A. ngôi nhà, con gà, xe máy. B. con gà, nước biển, xe máy. C. ngôi nhà, viên gạch, xe máy. D. cây mít, viên gạch, xe máy. Câu 2: Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể chứa nước vào các bình chứa có hình dạng khác nhau? A. Khối lượng xác định. B. Có thể tích xác định. C. Dễ chảy. D. Không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó. Câu 3: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Hòa tan đường vào nước. B. Đun sôi nước. C. Cô cạn dung dịch muối ăn để thu được muối rắn. D. Gỗ cháy thành than. Câu 4: Khí oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm thể tích không khí? A.10% B. 21% C. 28% D. 78% Câu 5: Tác hại của ô nhiễm không khí đến con người và tự nhiên là
  2. A. Gây ra một số hiện tượng thời tiết xấu: hạn hán, mù quang hóa, mưa acid, B. Gây ra một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi, C. Hạn chế tầm nhìn khi tham gia giao thông. D. Tất cả các ý trên. Câu 6: Thành phần chính của đá vôi là A. Sắt B. Đồng C. Calcium carbonate D. Sodium carbonate Câu 7: Bệnh thiếu máu là do cơ thể thiếu chất khoáng nào? A. sắt B. iodine (iot) C. calcium (canxi) D. zinc (kẽm) Câu 8: Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng nào? A. sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn B. sự dãn nở vì nhiệt của chất khí C. sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng D. A hoặc B Câu 9: Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, ta thu được A. dung dịch. B. huyền phù. C. dung môi. D. nhũ tương. Câu 10: Phương pháp nào được dùng để tách riêng dầu hỏa ra khỏi nước? A. Dùng nam châm. B. Cô cạn.
  3. C. Chiết. D. Lọc. Câu 11: Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường? A. Tế bào trứng cá B. Tế bào vảy hành C. Tế bào mô giậu D. Tế bào vi khuẩn Câu 12: Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực? A. Màng nhân B. Vùng nhân C. Chất tế bào D. Hệ thống nội màng Câu 13: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì? A. Tăng kích thước của cơ thể sinh vật B. Khiến cho sinh vật già đi C. Tăng kích thước của sinh vật, thay thế các tế bào già, chết và các tế bào bị tổn thương D. Ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố từ bên ngoài vào cơ thể Câu 14: Cơ quan nào sau đây thuộc hệ thần kinh ở người? A. Tim B. Phổi C. Não D. Dạ dày Câu 15: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Tất cả các sinh vật đều là cơ thể đa bào B. Mô là cấp độ nhỏ hơn để xây dựng lên cấp độ lớn hơn là hệ cơ quan C. Cơ thể người chỉ có một hệ cơ quan duy nhất suy trì toàn bộ hoạt động sống của cơ thể. D. Thực vật có hai hệ cơ quan là hệ chồi và hệ rễ Câu 16: Quan sát hình ảnh trùng roi và trả lời câu hỏi sau.
  4. Thành phần cấu trúc x (có màu xanh) trong hình bên là gì? A. Lục lạp. B. Nhân tế bào. C. Không bào. D. Thức ăn. Câu 17: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì với chúng ta? (1) Gọi đúng tên sinh vật (2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại (3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn (4) Xác định được mối quan hệ họ hàng của các sinh vật A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4) Câu 18: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới B. Chi (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới C. Giới → Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chi (giống) → Loài D. Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp → Ngành → Giới Câu 19: Tên khoa học của các loài được hiểu là? A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia B. Tên giống + tên loài + (Tên tác giả, năm công bố) C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu D. Tên loài + tên giống + (Tên tác giả, năm công bố) Câu 20: Virus gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho con người, nhóm các bệnh nào dưới đây do virus gây ra? A. Viêm gan B, AIDS, sởi B. Tả, sởi, viêm gan A C. Quai bị, lao phổi, viêm gan B
  5. D. Viêm não Nhật Bản, thủy đậu, viêm da Câu 21: Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng? A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra. B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta. C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả ra từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào. D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác. Câu 22: Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó: A. Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại. B. Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại. C. Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động. D. Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên. Câu 23: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực . với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. A. nằm gần nhau B. cách xa nhau C. không tiếp xúc D. có sự tiếp xúc Câu 24: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa. B. Lực cùa chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng. C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.
  6. D. Lực của Nam cầm bình nước. Câu 25: Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để A. tăng ma sát nghỉ B. tăng ma sát trượt C. tăng quán tính D. tăng ma sát lăn Câu 26: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ma sát A. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy C. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy D. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác Câu 27: Một túi đường có khối lượng 2kg thì có trọng lượng gần bằng: A. P = 2N B. P = 20N C. P = 200N D. P = 2000N Câu 28: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật? A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực. B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật. C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế. D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật. Câu 29: Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để: A. tăng ma sát B. giảm ma sát C. tăng quán tính D. giảm quán tính
  7. Câu 30: Trong hoạt động Lan cầm lọ hoa, vật nào gây ra lực và vật nào chịu tác dụng của lực? A. Vật gây ra lực: cánh tay của Lan; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa. B. Vật gây ra lực: bình hoa; vật chịu tác dụng của lực: cánh tay của Lan. C. Vật gây ra lực: bình hoa; vật chịu tác dụng của lực: hoa trong bình. D. Vật gây ra lực: hoa trong bình; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa Đáp án và hướng dẫn giải đề 1 1.C 2.D 3.D 4.B 5.D 6.C 7.A 8.C 9.B 10.C 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. B 20. A C B C C D A C D 21.D 22.B 23.D 24.C 25.B 26.A 27.B 28.D 29.A 30.A Câu 1 Đáp án C Vật thể do con người tạo ra: ngôi nhà, viên gạch, xe máy. Câu 2 Đáp án D Do chất lỏng không có hình dạng xác định mà có hình dạng của vật chứa nó nên ta có thể chứa nước vào các bình chứa có hình dạng khác nhau đó. Câu 3 Đáp án D Các đáp án A, B, C là các hiện tượng vật lí, chất không bị biến đổi. Câu 4 Đáp án B Khí oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí. Câu 5 Đáp án D Ô nhiễm môi trường gây nên nhiều tác hại đối với con người, sinh vật và môi trường sống:
  8. - Gây ra một số bệnh như hen suyễn, ung thư phổi, - Không khí bị ô nhiễm sẽ làm giảm tầm nhìn khi tham gia giao thông. - Đất bị ô nhiễm sẽ làm cho thực vật không phát triển được, phá hủy quá trình trồng trọt và chăn nuôi - Gây ra một số hiện tượng thời tiết xấu: hạn hán, mù quang hóa, mưa acid, Câu 6 Đáp án C Thành phần chính của đá vôi là calcium carbonate. Câu 7 Đáp án A Thiếu sắt có thể dẫn đến bệnh thiếu máu. Câu 8 Đáp án C Nhiệt kế y tế thủy ngân hoạt động dựa trên hiện tượng sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. Câu 9 Đáp án B Khi cho bột sắn dây vào nước và khuấy đều, bột sắn dây không tan và lơ lửng trong dung dịch nên ta thu được huyền phù. Câu 10 Đáp án C Dùng phương pháp chiết để tách dầu hỏa ra khỏi nước vì dầu hỏa không tan trong nước. Câu 11 Đáp án A Tế bào vảy hành, tế bào mô giậu và tế bào vi khuẩn rất nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Câu 12
  9. Đáp án B Tế bào nhân thực đã có màng nhân bao bọc vật chất di truyền nên đã có nhân hoàn chỉnh nên không gọi là vùng nhân. Câu 13 Đáp án C Sự lớn lên và sinh sản của tế bào giúp cho các sinh vật lớn lên, thay thế các tế bào già, tế bào chết và các tế bào bị tổn thương. Câu 14 Đáp án C - Tim là cơ quan thuộc hệ tuần hoàn - Phổi là cơ quan thuộc hệ hô hấp - Não là cơ quan thuộc hệ thần kinh Câu 15 Đáp án: D Hệ cơ quan ở thực vật gồm: - Hệ rễ: bao gồm rễ cây - Hệ chồi: bao gồm thân, lá, hóa, quả Câu 16 Đáp án A Lục lạp là bào quan có màu xanh nằm trong cơ thể trùng roi. Câu 17 Đáp án C Việc phân loại thế giới sống không giúp ta thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và trong thực tiễn. Câu 18 Đáp án A
  10. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao sẽ bắt đầu từ cấp nhỏ nhất là loài và kết thúc bằng cấp lớn nhất là giới. Cụ thể là: Loài → Chi (giống) → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới. Câu 19 Đáp án B Tên khoa học của loài gồm hai phần chính là tên chi (giống) đứng trước và tên loài đứng sau. Ngoài ra còn có thể đi kèm tên tác giả và năm công bố. Câu 20 Đáp án A - Bệnh tả là do vi khuẩn tả gây nên - Bệnh lao phổi là do vi khuẩn lao gây nên - Bệnh viêm da là do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên Câu 21 Đáp án D Phát biểu đúng là quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác. Câu 22 Đáp án B - Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại ⇒ có sự biến đổi vận tốc. - Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại ⇒ có sự biến đổi vận tốc và đổi hướng chuyển động. - Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động ⇒ có sự đổi hướng chuyển động. - Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên ⇒ có sự đổi hướng chuyển động. Câu 23 Đáp án D
  11. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. Câu 24 Đáp án C A – lực tiếp xúc, vì giữa tay bạn Linh và cửa có sự tiếp xúc B - lực tiếp xúc, vì giữa chân cầu thủ và quả bóng có sự tiếp xúc C - lực không tiếp xúc, vì Trái Đất và quyển sách không có sự tiếp xúc D - lực tiếp xúc, vì giữa tay bạn Nam và bình nước có sự tiếp xúc Câu 25 Đáp án B Khi xe đang chuyển động, muốn xe đứng lại, người ta dùng phanh xe để tăng ma sát trượt. Câu 26 Đáp án A A – đúng B – sai, vì khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy để giúp vật dừng lại. C – sai, vì khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy, thì vật mới tăng tốc độ được. D – sai, vì lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này lăn trên vật khác Câu 27 Đáp án B Ta có trọng lượng gần bằng 10 lần khối lượng: P = 10 . m = 10 . 2 = 20N Câu 28 Đáp án D
  12. Kết luận sai khi nói về trọng lượng của vật là trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật. Điều này chỉ đúng khi ta so sánh các vật làm cùng một chất. Câu 29 Đáp án A Mặt lốp ô tô, xe máy, xe đạp có khía rãnh để tăng ma sát. Câu 30 Đáp án A Vật gây ra lực: cánh tay của Lan; vật chịu tác dụng của lực: bình hoa. Đề thi học kì 1 lớp 6 KHTN Cánh Diều số 2 Phần I: Trắc nghiệm Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về lĩnh vực của khoa học tự nhiên? A. Sinh Hóa C. Lịch sử B. Thiên văn D. Địa chất Câu 2. Đo chiều dài của chiếc bút chì theo cách nào sau đây là hợp lí nhất? Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng về oxygen?
  13. A. Không tan trong nước. C. Không mùi và không vị. B. Cần thiết cho sự sống. D. Cần cho sự đốt cháy nhiên liệu. Câu 4. Cho các hiện tượng sau: 1. Đun nóng đường thấy đường chuyển sang màu vàng nâu 2. Tuyết tan 3. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời 4. Cơm để lâu bị mốc Số các hiện tượng mô tả tính chất hóa học của chất là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 6.Tác dụng chủ yếu của việc đeo khẩu trang là gì?. A. Tách hơi nước ra khỏi không khí hít vào. B. Tách oxygen ra khỏi không khí hít vào, C. Tách khí carbon dioxide ra khỏi không khí hít vào.
  14. D. Tách khói bụi ra khỏi không khí hít vào, Câu 7. Từ 1 tế bào trưởng thành tiến hành phân chia ba lần tạo thành số tế bào con là. A. 4 tế bào con. B. 6 tế bào con. C. 2 tế bào con. D. 8 tế bào con Câu 8. Đặc điểm chỉ có ở tế bào nhân thực là A. có thành tế bào. B. có chất tế bào. C. có nhân và các bào quan có màng. D. có màng sinh chất. Câu 9.Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là A. mô B. tế bào C. cơ quan. D. hệ cơ quan. Câu 10. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng B. Chỉ làm biến dạng quả bóng C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
  15. Câu 11.Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài -> Chi (giống) -> Họ -> Bộ -> Lớp ->Ngành -> Giới. B. Chỉ (giống) -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới C. Giới Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi (giống) -> Loài. D. Loài -> Chi (giống) -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới. Câu 12. Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu của lò xo lại. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Lực mà ngón cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng. B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng. C. Hai lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. D. Lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái và lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo là hai lực cân bằng. Phần II: Tự luận Câu 13. (1,0đ) a, Nêu các vai trò của KHTN trong cuộc sống. b, Lấy 1 ví dụ về hoạt động nghiên cứu KHTN và cho biết hoạt động đó đem lại lợi ích gì cho cuộc sống của con người. Câu 14. ( 1đ): Cho hình ảnh sau đây:
  16. a) Theo em, nước tinh khiết và nước khoáng ở thể nào? b) Nước tinh khiết là chất hay hỗn hợp? c) Tính chất của nước khoáng có thể thay đổi hay không? Tại sao? d) Trong hai loại nước trên, loại nước nào tốt cho sức khoẻ hơn? Câu 15. (1,5đ) Gas là một chất rất dễ chảy, khi gas trộn lẫn với oxygen trong không khí nó sẽ trở thành một hỗn hợp dễ nổ. Hỗn hợp này sẽ bốc cháy và nổ rất mạnh khi có tia lửa điện hoặc đánh lửa từ bật gas, bếp gas. a) Chúng ta nên làm gì sau khi sử dụng bếp gas để đảm bảo an toàn? b) Tại sao nên để bình gas ở nơi thoáng khí? c) Trong trường hợp đang nấu ăn mà vòi dẫn gas bị hở và gas phun ra, chảy mạnh thì ta nên làm thế nào? d) Khi đi học về, mở cửa nhà ra mà ngửi thấy mùi gas thì em nên làm gì? Câu 16.(1,0đ) Một con bò đang gặm cỏ, bỗng nghe thấy tiếng động mạnh, nó lập tức ngừng ăn. Khi tiếng động lớn hơn nó vụt chạy nhanh chóng. a) Con bò đang thể hiện những dấu hiệu nào của sự sống? b) Viết tên và mô tả mỗi dấu hiệu đó? Câu 17. (2,0đ) a) Quan sát những hình ảnh dưới đây, gọi tên sinh vật và cho biết các sinh vật đó thuộc giới nào?
  17. b) Nêu các thành phần cấu tạo của tế bào? Vẽ hình và chú thích sơ đồ cấu tạo của tế bào?Tại sao nói tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống? Câu 18. (0,5đ) Tập thể dục là biện pháp lý tưởng cho mỗi chúng ta được vận động, toát mồ hôi, thải độc cho cơ thể? Theo em khi đó có những cơ quan nào trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động? Đáp án đề thi học kì 1 lớp 6 môn Khoa học tự nhiên số 2 Phần I. Trắc nghiệm (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B A B B D Câu 7 8 9 10 11 12 Đáp án D C A D A D Phần II: Tự luận Câu Nội dung Điểm 0,5đ a, Kể đúng 4 vai trò. Câu 13 b, Kể đúng 1 hoạt động nghiên cứu khoa học. 0,25đ (1,0đ) Chỉ ra được 1 lợi ích cho cuộc sống. 0,25đ a) Nước tinh khiết và nước khoáng ở thể lỏng Câu 14 b)Nước tinh khiết là nước không có lẫn chất khác. Đó là 0,25 (1,0đ) chất.
  18. c) Nước khoáng là hỗn hợp nên tính chất của nước khoáng 0,25 có thể thay đổi tùy thuộc vào thành phần các chất trong nước khoáng. 0,25 d) Uống nước khoáng tốt hơn vì nó bổ sung khoáng chất cho cơ thể. 0,25 a) Sau khi sử dụng bếp gas thì nên khoá van an toàn để tránh trường hợp gas bị rò ra ngoài có thể gây cháy nổ. b) Để bình gas nơi thoáng khí đề khi lỡ có rò gas thì khí 0,25 cũng bay ra xa, làm loãng lượng gas trong không gian nhà bếp và tránh được nguy cơ cháy nổ. c) Khi vòi dẫn gas bị hở và cháy, cần bình tĩnh tránh xa 0,25 ngọn lửa, sau đó vặn khoá van an toàn bình gas lại, Trong trường hợp ngọn lửa lớn không tiếp xúc được với khoá Câu 15 gas thì dùng chăn ướt lấp kín để dập tắt ngọn lửa rồi khoá van an toàn bình gas. (1,5đ) 0,5 d) Đi học về mà ngửi thấy mùi gas thì nên hành động như sau: - Mở hết cửa để khi gas bay ra ngoài. - Khoá van an toàn ở bình gas. - Tuyệt đối không bật công tác điện, không đánh lửa. 0,5 - Báo cho người lớn để kiếm tra và sửa chữa trước khi sử dụng lại a)Con bò đang thể hiện những dấu hiệu của sự sống là: 0,5đ dinh dưỡng, hô hấp,cảm ứng, di chuyển. b) Mô tả dấu hiệu: Câu 16. - Dinh dưỡng: con bò đang gặm cỏ. ( 1,0đ) - Hô hấp: con bò đang hit, thở. - Cảm ứng: nghe thấy tiếng động, lập tức nó ngừng ăn. 0,5đ - Di chuyển: con bò vụt chạy nhanh chóng.
  19. 0,5đ a)Gọi tên: Vi khuẩn, con gà, con ong, trùng roi xanh, rêu, con ếch, cây phượng vĩ, nấm rơm. Giới Giới khởi Giới thực nguyên Giới nấm Giới động vật sinh vật sinh trùng roi nấm cây con gà, con 0,5đ Vi khuẩn Câu 17 xanh rơm. phượng vĩ ong, con ếch ( 2,0đ) b) - Cấu tao của tế bào: Gồm 3 thành phần: màng sinh chất, tế bào chất, nhân. 0,25đ -Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống vì: Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản. 0,25đ - Vẽ hình và chú thích đúng 0,5đ Câu 18 Những cơ quan trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động là: Hệ vận động, Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bài tiết, hệ thần 0,5đ ( 0,5đ) kinh .