Đề cương ôn thi học kì 2 môn Toán học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

1. kiến thức cần nhớ 
1.1. Phân số, số thập phân 
- Để quy đồng nhiều phân số, ta thường làm như sau: 
Bước 1: Viết các phân số đã cho dưới dạng phân số có mẫu dương. Tìm BCNN của các mẫu dương đó để 
làm mẫu số chung 
Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu, bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu 
Bước 3: Nhân tử và mẫu của mỗi phân số ở Bước 1 với thừa số phụ tương ứng 
- Cách rút gọn phân số 
Bước 1: Tìm ƯCLN của tử và mẫu khi đã bỏ dấu “-” (nếu có) 
Bước 2: Chia cả tử và mẫu cho ƯCLN vừa tìm được, ta có phân số tối giản. 
- So sánh hai phân số cùng mẫu 
Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. 
- So sánh hai phân số khác mẫu 
Bước 1: Quy đồng mẫu hai phân số đã cho (về cùng một mẫu dương) 
Bước 2: So sánh tử của các phân số: Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. 
- Các phép toán phân số 
+ Cộng, trừ hai phân số cùng mẫu. Cộng, trừ hai phân số khác mẫu 
+  Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử số với nhau và nhân các mẫu với nhau. 
+ Muốn chia một phân số hay một số nguyên cho một phân số, ta nhân số bị chia với số nghịch đảo của 
số chia. 
- Tính giá trị phân số của một số cho trước 
- Tìm một số khi biết giá trị phân số của nó 
- Số thập phân 
- Tính toán với số thập phân 
- Làm tròn và ước lượng 
- Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm
pdf 3 trang Bảo Hà 05/04/2023 2420
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì 2 môn Toán học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_thi_hoc_ki_2_mon_toan_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn thi học kì 2 môn Toán học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ 2 MÔN TOÁN 6 KNTT NĂM HỌC 2021-2022 1. kiến thức cần nhớ 1.1. Phân số, số thập phân - Để quy đồng nhiều phân số, ta thường làm như sau: Bước 1: Viết các phân số đã cho dưới dạng phân số có mẫu dương. Tìm BCNN của các mẫu dương đó để làm mẫu số chung Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu, bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu Bước 3: Nhân tử và mẫu của mỗi phân số ở Bước 1 với thừa số phụ tương ứng - Cách rút gọn phân số Bước 1: Tìm ƯCLN của tử và mẫu khi đã bỏ dấu “-” (nếu có) Bước 2: Chia cả tử và mẫu cho ƯCLN vừa tìm được, ta có phân số tối giản. - So sánh hai phân số cùng mẫu Trong hai phân số có cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. - So sánh hai phân số khác mẫu Bước 1: Quy đồng mẫu hai phân số đã cho (về cùng một mẫu dương) Bước 2: So sánh tử của các phân số: Phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn. - Các phép toán phân số + Cộng, trừ hai phân số cùng mẫu. Cộng, trừ hai phân số khác mẫu + Muốn nhân hai phân số, ta nhân các tử số với nhau và nhân các mẫu với nhau. + Muốn chia một phân số hay một số nguyên cho một phân số, ta nhân số bị chia với số nghịch đảo của số chia. - Tính giá trị phân số của một số cho trước - Tìm một số khi biết giá trị phân số của nó - Số thập phân - Tính toán với số thập phân - Làm tròn và ước lượng - Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm 1.2. Hình học cơ bản - Điểm và đường thẳng - Điểm nằm giữa hai điểm. Tia - Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng - Trung điểm của đoạn thẳng - Góc - Số đo góc 1.3. Dữ liệu và xác suất thực nghiệm - Dữ liệu và thu thập dữ liệu - Bảng thống kê và biểu đồ tranh Trang | 1
  2. - Biểu đồ cột - Biểu đồ cột kép - Xác suất thực nghiệm 2. Bài tập minh họa Câu 1: Minh gieo một con xúc sắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗ lần gieo được kết quả như sau: Số chấm 1 2 3 4 5 6 xuất hiện Số lần 15 20 18 22 10 15 Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau: a) Số chấm xuất hiện là số chẵn b) Số chấm xuất hiện lớn hơn 2 Câu 2: Khi điều tra về số m3 nước dùng trong một tháng của mỗi hộ gia đình trong xóm người điều tra ghi lại bảng sau 16 18 17 16 17 16 16 18 16 17 16 13 40 17 16 17 17 20 16 16 a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê b) Hãy lập bảng thông kê số m3 nước dùng trong một tháng của mỗi hộ gia đình. Có bao nhiêu gia đình tích kiệm nước sách (dưới 15m3/ tháng) Câu 3: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ góc xOz = 500 và xOy = 1000 . a) Tính góc yOz ? b) Tia Oz có là tia phân giác của góc xOy không? Vì sao ? Hướng dẫn giải Câu 1: a) Số lần gieo mà số chấm xuất hiện là số chẵn là: 20 + 22 +15 = 57 Xác suất thực nghiệm của sự kiện số chất xuất hiện là số chẵn là: 57 = 0.57 100 b) Số lần gieo có số chấm xuất hiện lớn hơn 2 là: 100 – ( 15+ 20) = 65 Xác suất thực nghiệm của sự kiện số chất xuất hiện lớn hơn 2 là: 65 = 0,65 100 Câu 2: Trang | 2
  3. a. Đối tượng thống kê : số m3 nước dùng trong một tháng của mỗi hộ gia đình trong xóm Tiêu chí thống kê: Số hộ gia đình dùng cùng số m3 nước b, Bảng thống kê Số m3 dùng trong 13 16 17 18 20 40 một tháng Số hộ gia 1 9 6 2 1 1 đình - Có 1 hộ gia đình tiết kiệm nước sạch (Dưới 15m3/tháng). Câu 3: y z 1000 500 O x a) Tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy (vì  xOz < xOy ) zOy = xOy - xOz = 1000 - 500 = 500 b) Tia Oz là tia phân giác của góc xOy Vì tia Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy và zOy = xOz Trang | 3